Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường và cách chữa trị



Để hiểu rõ các triệu chứng của bệnh tiểu đường giúp bạn sớm phát hiện căn bệnh này nhằm có giải pháp chữa trị kịp thời. Bệnh tiểu đường hay còn gọi đái tháo đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao;  trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh là kẻ giết người thầm lặng, xảy ra khá phổ biến nhưng nhiều người đã không biết mình mắc bệnh.
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường và cách chữa trị


Các triệu chứng của bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

Tuy bệnh tiểu đường không nguy hiểm nhưng lại là nguyên nhân chính dẫn tới mắc các bệnh hiểm nghèo khác điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận, liệt dương, mù mắt…
Phân loại bệnh Tiểu đường


Theo Tổ chức Y tế thế giới công bố hiện nay bệnh Tiểu đường được chia làm 3 loại:

bệnh tiểu đường loại 1 (typ 1) : Đây là thể bệnh gây ra do tụy tạng không tiết insulin. Theo thống kê thì có khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và những người ở độ tuổi dưới 20
bệnh tiểu đường loại 2 (typ 2) : Thể bệnh gây ra do tiết giảm insulin và đề kháng insulin. Loại này chiếm 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên.
- bệnh tiểu đường do thai nghén: Tỷ lệ bệnh tiểu đường trong thai kỳ chiếm 3-5% số thai nghén, phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ


Nguyên nhân gây bệnh Tiểu đường

– Đối với bệnh tiểu đường do thai nghén: đây là thể bệnh chiếm tỷ lệ ít nhất trong các nhóm bệnh tiểu đường và được phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ và có nhiều khả năng biến chứng thành bệnh tiểu đường 2 type.
– Đối với bệnh tiểu đường type 2: được coi là một bệnh mãn tính gây ra bởi sự ảnh hưởng của quá trình chuyển hóa đường(glucoz) trong cơ thể làm cho cơ thể tạo lên 1 sức đề kháng đối với insulin.
– Đối với bệnh tiểu đường type 1 thì nguyên nhân chính gây bệnh là do tụy không tiết đủ insulin hoặc do tế bào không sử dụng được insulin, dẫn đến cơ thể thiếu hụt lượng insulin cần thiết, làm tăng đường huyết và tiểu đường.
– Insulin là một nội tiết tố được tế bào đặc biệt của tuyến tuỵ bài tiết ra, có tác dụng đưa glucose vào trong tế bào và giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa glucose máu.
– Tuỵ là một cơ quan nằm sâu trong bụng, phía sau bao tử.
Nguyên nhân gây bệnh Tiểu đường

>>>> Người bệnh tiểu đường ăn kiêng và không nên ăn gì ?

Dấu hiệu sớm của bệnh Tiểu đường:

Hầu hết những bệnh nhân khi chớm mắc bệnh đái tháo đường thường có những dấu hiệu sớm về rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể như:
– Cảm giác mệt mỏi hay buồn ngủ sau khi ăn
– Nghiện ăn vặt
– Có vấn đề về cân nặng: thừa cân, bép phì…
– Có các biến chứng của bệnh Cao huyết áp


Các triệu chứng của bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

-  Chậm hồi phục từ các vết thương. Một số người sẽ thấy rằng họ dễ dàng bị thâm tím, loét hoặc tổn thương da khi va chạm nhẹ và thường thì các vết thương này lâu lành.
- Buồn nôn, khi đó có thể người bệnh có những biểu hiện nôn đi kèm hoặc không nôn.
- Mờ mắt. Nhìn mờ. Tê hoặc ngứa ran ở tay và chân. Da khô, ngứa. Đây là một vấn đề cần được quan tâm cẩn thận do nhiều người được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường ngay sau khi họ gặp vấn đề với tầm nhìn. Tiểu đường có thể gây ra mù tạm thời, đôi khi là mù vĩnh viễn.
- Giảm cân hoặc tăng cân bất thường và kèm theo mệt mỏi. Người có thể béo phì hoặc gầy yếu đi nhanh chóng. Điều này có thể là do các vấn đề khác như tăng hoặc giảm hoạt động của tuyến giáp, vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện kiểm tra y tế và xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân.
- Thường xuyên đi tiểu và thường đi ngay sau khi uống nước khoảng 15-20 phút. Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của đái tháo đường ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên cũng không nên vội kết luận rằng một người bị bệnh tiểu đường dựa trên triệu chứng ít này vì cũng có những nguyên nhân khác cũng gây ra đi tiểu nhiều như ăn quá nhiều đồ hải sản…
- Thèm ăn và trở nên ăn nhiều. Hay cảm thấy đói Khi lượng đường trong máu giảm xuống, cơ thể người bệnh “hiểu lầm” là bị đói và cần thêm đường để tế bào hoạt động. Thường xuyên Khát nước quá mức bình thường, khô miệng ngay cả sau khi uống nước.
- Thường xuyên nhiễm trùng hoặc các vết thương không lành,
- Nhiễm nấm men: Tiến sĩ Collazo-Clavell giải thích, bệnh tiểu đường là một trạng thái ức chế miễn dịch nên rất nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng, phổ biến nhất là nấm men (candida), vì loại nấm này phát triển mạnh trong môi trường nhiều đường. Đặc biệt, phụ nữ dễ bị nhiễm candida ở âm đạo.
- Cơ thể bị phù lên
- Giai đoạn đầu có thể bị xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
- Ngứa ran hoặc đau ở bàn chân hoặc bàn tay: Đây là dấu hiệu của bệnh lý thần kinh ngoại vi, một điều kiện gây ra bởi tổn thương dây thần kinh của bạn. Không ai biết chính xác lý do tại sao bệnh tiểu đường gây ra bệnh lý thần kinh, hoặc cho dù đó là kết quả của quá nhiều đường, dư thừa insulin, hoặc một thay đổi chuyển hóa.


Lời khuyên: Hãy đi xét nghiệm máu thường xuyên

Xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh tiểu đường, không chỉ một lần mà nên tiến hành thường xuyên theo định kỳ. Hãy kiểm tra đường huyết lúc đói, sau một đêm (hoặc tám tiếng) không ăn uống. Nếu lượng đường huyết trong hai lần đo đều trên 126 mg/dL có nghĩa bạn đã bị bệnh tiểu đường. Với người bình thường lượng đường huyết là 99 mg/dL, từ 100-125 mg/dL là tiền tiểu đường.


Biến chứng của bệnh tiểu đường

– Có thể bị nhiễm trùng ở bất cứ bộ phận nào, điển hình như: răng miệng, lợi, nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiểu bàng quang, thận…
– Giảm thị lực, đục thủy tinh thể, quáng gà, mù lòa…
– Nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, mỡ máu và đột quỵ,…
– Biến chứng về răng lợi do lượng đường trong máu cao dễ gây sâu răng, hôi miệng…
– Tổn thương thần kinh ngoại vi: hô da, nứt nẻ, chai chân, lở loét, sưng phù, … dễ dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử, gây loét…
Biến chứng của bệnh tiểu đường
>>>> Những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1, type2

Hướng điều trị bệnh tiểu đường

- Theo khuyến cáo của các nhà nghiên cứu thể bệnh cùng các bác sĩ chuyên khoa đầu nghành thì để phòng tránh cũng như điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhất bạn lên kết hợp một lối sống lành mạnh (bổ sung chế độ ăn hợp lý) một chế độ thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức khỏe kết hợp với sử dụng thuốc hoặc các loại thảo dược thiên nhiên có ích.
- Khi được kết luận bị mắc bệnh dư thừa đường thì bạn cũng không lên hốt hoảng bởi  bệnh tiểu đường tuy là căn bệnh nguy hiểm nhưng không phải là không có các điều trị. Bệnh đái tháo đường nếu được điều trị một cách hợp lý thì người bệnh sẽ sớm khỏi và không phải lo ngại các vấn đề về sức khỏe sau này…


Điều trị bệnh tiểu đường bằng thảo dược

Điều trị chữa bệnh tiểu đường bằng các loại thảo dược vừa an toàn và hiệu quả không gây tác dụng phụ. Dưới đây là một số loại thảo dược có tác dụng trị tiểu đường rất tốt mọi người cùng tham khảo và lựa chọn phương pháp phù hợp.

Tỏi : Nuốt một nhánh tỏi mỗi ngày vào buổi sáng. Các thành phần cấu thành lên tỏi đã được chứng minh một cách khoa học là có tác dụng làm giảm độ đường huyết.

Hạt cỏ Methi : Dùng 2 thìa cà phê đầy hạt cỏ cari (dạng bột) mỗi ngày vào buổi sáng, có thể dùng kèm với sữa. Một cách khác để sử dụng là ngâm từ 10-12 hạt trong nước qua đêm và uống nước vào sáng hôm sau. Hạt cỏ cari thậm chí có thể giúp kiểm soát nồng độ đường huyết vô cùng cao.

Lá cây ca-ri : Ăn từ 8 đến 10 lá cây ca-ri vào buổi sáng trong vòng khoảng 3 tháng.
Loại lá cây này có thể làm chậm căn bệnh đái tháo đường do gen. Nhờ vào đặc tính giảm cân của nó, lá cây ca-ri cũng phòng căn bệnh này do béo phì. Khi cân nặng được giảm, bệnh nhân tiểu đường dừng đi tiểu ra glu-cô-zơ.

Madhuca : Sắc vỏ cây Madhuca có thể điều trị bệnh tiểu đường bởi nó giúp làm giảm nồng độ đường huyết.


Lối sống và thái độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường
Chế độ ăn tốt cho bất kỳ người đái tháo đường cũng cần thoả mãn các yếu tố cơ bản sau:
  • Đơn giản và không quá đắt tiền.
  • Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.
  • Duy trì được cân nặng ở mức cân nặng lý tưởng hoặc giảm cân đến mức hợp lý.
  • Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận …
  • Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.
  • Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.
  • Phù hợp tập quán ăn uống của địa dư, dân tộc của bản thân và gia đình.
  • Đủ chất Đạm – Béo – Bột – Đường – Vitamin – Muối khoáng – Nước với khối lượng hợp lý.
  • Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn.

1 nhận xét:

  1. Roughly half of states have legalized or regulated on-line gambling in some form or one other as of 2022, and more states are anticipated to broaden their entry to on-line gambling sooner or later. Nearly ten p.c of U.S. adults who bet on on-line and in-person casino video games did so at least of|no much less than} quickly as} every week as of September 2021. That identical 12 months, the scale of the net gambling market in the united states reached 9.5 billion U.S. dollars, a rise on the earlier year’s 카지노 사이트 whole of eight.7 billion U.S. dollars.

    Trả lờiXóa

 
Copyright © . Bệnh Tiểu Đường - Posts · Comments
Theme Template by Lô Hội