Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Người bệnh tiểu đường ăn kiêng gì và không nên ăn gì ?

Người bệnh tiểu đường ăn kiêng gì và không nên ăn gì ? - Tiểu đường là bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị căn bệnh này.
Người bệnh tiểu đường ăn kiêng và không nên ăn gì ?


Tiểu đường là căn bệnh liên quan đến nội tiết do rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat do insulin của tuyến tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh về tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận…

Do vậy, ngoài chế độ vận động thể lực và thuốc điều trị thì chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường. Vậy người tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì để giữ cho đường huyết ổn định và phòng ngừa biến chứng?

Thực phẩm tốt cho người tiểu đường

- Ăn các loại hoa quả ít đường như táo, bưởi, cam quýt…  


- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như cám ngũ cốc, rau xanh, các loại họ đậu,… có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường.

- Các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò vì chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư.
- Các loại cá biển có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.

Người bệnh không nên ngồi lười vận động, không nên ngồi một chỗ suốt ngày. Nên dành từ 30 - 45 phút để đi bộ mỗi ngày. Ngoài ra có thể chơi các môn thể thao khác phù hợp với sức khỏe, đây là một phương thuốc rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.

Chế độ ăn uống và tập thể dục là biện pháp giúp cho người bị bệnh tiểu đường đạt được cân nặng lý tưởng, duy trì sức khỏe để sống và làm việc có hiệu quả và góp phần giảm lượng đường huyết bị tăng cao trong máu. Để điều trị có kết quả tốt, nên phối hợp chặt chẽ với bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi bệnh liên tục.
Thực phẩm tốt cho người tiểu đường


Thực phẩm người tiểu đường nên tránh

- Không nên ăn thực phẩm chiên, xào,..
- Không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp...
- Không nên ăn đồ ngọt như đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.
- Không ăn mặn
- Hạn chế ăn cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai, bánh bích qui, trái cây ngọt, trứng.
- Hạn chế uống rượu, hút thuốc vì có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.

Nguyên tắc ăn uống của người bị bệnh tiểu đường

Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân tiểu đường nên duy trì đường huyết ở mức sau : Trước ăn: 90-130 mg/dl ( 5,0- 7,2 mmol/l ); sau ăn 1- 2h: < 180 mg/dl ( 10mmol/l

Do vậy, gười bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.

- Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.

- Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.


Chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường


  Món ăn tốt cho bệnh tiểu dườngTiểu đường còn được gọi là đái tháo đường là một bệnh nội tiết do trong cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin. Chế độ ăn kiêng giữ một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường có thể được điều trị bằng chế độ ăn trong trường hợp tiểu đường (đái đường) nhẹ, tiểu đường  tiềm tàng) hoặc kết hợp với các thuốc hạ đường huyết đối với các thể tiểu đường (đái đường) mức độ trung bình và nặng.
    Ở bệnh nhân cân nặng bình thường (tiểu đường phụ thuộc Insulin hay không phụ thuộc Insulin), chế độ ăn kiêng phải được chuẩn về chất lượng (hạn chế gluxit và lipit) và cố định về số lượng.
Chế độ ăn kiêng cần được điều chỉnh theo từng bệnh nhân và theo mục tiêu điều trị của bác sĩ.
Trong những ngày đầu hay trong những tuần đầu tiên, thức ăn phải được cân để sau đó bệnh nhân biết cách ước tính trọng lượng của các loại thực phẩm một cách tương đối.


Chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường


Một số áp dụng trên thực tế:


- Thực phẩm cung cấp gluxit : Bánh mì 40g, gạo 25g, mì sợi 30g, khoai tây 100g, khoai mì tươi 60g, đậu 40g, 1 trái cam vừa, 1 trái chuối vừa, 1 trái táo, 100g nho, 250g dâu tây, 1 trái thơm, 1 trái xoài vừa đều tương đương với 20g gluxit.
- Thực phẩm cung cấp protit: 100g thịt nạc tương đương với 15-18g protit
- Thực phẩm cung cấp lipit: 100g dầu ăn tương đương với 90-100g lipit. 


1. Đối với thức ăn chứa tinh bột: 

Nên ăn các loại bánh mì không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ... lượng tinh bột đưa vào cơ thể người tiểu đường nên bằng khoảng 50-60% người thường. Sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Phương thức chế biến chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm chứ không nên chiên xào. 


    2. Đối với chất đạm:

Pate không tốt cho bệnh tiểu đườngHạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích... thay vào đó hãy ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu... nên ưu tiên cá mòi và cá chích vì trong hai loại cá này có chứa chất béo có lợi cho việc chống lại bệnh tim mạch và ung thư. Người tiểu đường (đái đường) có thể ăn các loại thịt lợn, thịt bò đã lấy sạch mỡ. Tránh tuyệt đối da gà, da vịt bởi nó có chứa rất nhiều cholesterol. Cũng như thực phẩm chứa tinh bột, nên chọn cách chế biến là luộc, kho, nướng hơn là chiên. 


   3. Đối với chất béo: 

Phải hết sức hạn chế mỡ, các bác sĩ khuyến cáo lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày và lượng mỡ bão hòa phải thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè 


  4. Rau, trái cây tươi: 

Một ngày bệnh nhân tiểu đường (đái đường) nên ăn khoảng 400 gram rau và trái cây tươi, rau quả tươi vừa có tác dụng chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. Nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống, chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt, người mắc bệnh tiểu đường  phải tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn... 


  5. Chất ngọt 

Chất ngọt là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đái tháo đường, nó làm trầm trọng thêm quá trình bệnh lý, tăng các biến chứng nặng nề của bệnh. Lời khuyên của bác sĩ là tránh xa tuyệt đối các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu... Bệnh nhân tiểu đường  nên sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống như Aspartam và sacharine vừa giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng. 
      Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên chính là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Do vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang theo dõi và điều trị.

Ăn kiêng như thế nào?


 -Thực phẩm cấm: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.

 -Thực phẩm hạn chế: Cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì...), bánh bích qui, trái cây ngọt.

 -Thực phẩm không hạn chế: Thịt, tôm, cá, cua, mắm, rau, tất cả các loại đậu. 

Lê tốt cho bệnh tiểu đườngCác thực phẩm như trái cây (nhất là lê, táo), rau, đậu, ngũ cốc có thể cung cấp cho cơ thể một lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể) điều đó sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom kiểm soát lượng đường trong máu.

Ở bệnh nhân tiểu đường, đường huyết thường tăng cao sau bữa ăn. Vì thế nên cho bệnh nhân ăn nhiều lần và phân bố lượng calo mỗi bữa cho thích hợp.

Nếu cần: - 1200-1600 Kcalo/ngày thì nên chia ba bữa theo tỉ lệ 1/3 - 1/3 - 1/3
-  2000-2500 Kcalo/ngày thì nên chia bốn bữa theo tỉ lệ 2/7 - 2/7 - 2/7 - 1/7
-  trên 2500 Kcalo/ngày thì nên chia năm bữa theo tỉ lệ 2/9 - 2/9 - 2/9 - 2/9 - 1/9

Trường hợp đang dùng thuốc hạ đường huyết thì nên ăn trước khi ngủ hay thêm bữa vào những bữa ăn chính.

Các thực phẩm giàu chất xơ sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường. Chất xơ cũng còn có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật, thường có trong cám ngũ cốc, khoai tây, rau xanh, trái cây nhất là các loại họ đậu. 

Vì thế người ta khuyên nên ăn gạo không chà kỹ quá. Nên hạn chế rượu vì rượu có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.


II.  Nguyên tắc chung xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường

- Đảm bảo đủ năng lượng để giữ cân nặng bình thường.
+ Bệnh nhân tiểu đường cũng có nhu cầu năng lượng giống như người bình thường.
+ Nhu cầu phụ thuộc vào: tuổi, giới, loại công việc (nặng hay nhẹ), thể trạng (gày hay béo). Đối với cân nặng lý tưởng (BMI = 22): 30 calo/kg/ngày. Với người lao động nhẹ cần 30 kcal/kg/ngày, lao động trung bình cần 35 kcal/kg/ngày, lao động nặng cần 40-45 kcal/kg/ngày; nếu điều trị nội trú cần 25 kcal/kg/ngày; nếu cần giảm cân, cần 20 kcal/kg/ngày.
+ Bệnh nhân ăn thừa năng lượng hoặc thiếu năng lượng đều làm cho đường máu rơi vào vùng nguy hiểm.
- Chế độ ăn phải cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng sinh năng lượng theo một tỷ lệ cân đối: chất đạm (protid) chiếm 15-20% tổng năng lượng khẩu phần, chất béo (lipid) chiếm 25-30%, chất đường bột (glucid): 55-60%
- Chế độ ăn nên giàu chất xơ vì nó có tác dụng khống chế việc tăng glucoza, cholesterol, triglycerid sau bữa ăn. Thực phẩm giàu chất xơ làm chậm lại quá trình hấp thu đường vào máu, qua đó giữ cho mức đường trong máu không bị tăng đột ngột ngay sau bữa ăn, mà tiêu hóa hấp thu từ từ, giữ cho lượng đường trong máu không xuống quá thấp, có lợi cho quá trình điều trị bệnh. Nên có chế độ ăn giàu chất xơ, khoảng 30-40g/ngày.

 Thực phẩm giàu vitaminB tốt cho bệnh tiểu đường- Các thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt vitamin nhóm B (B1, B2, PP) cũng cần có mặt trong khẩu phần ăn, vì các vitamin này giúp ngăn ngừa tạo thành thể cetonic.

- Khẩu phần ăn của người tiểu đường cần hạn chế muối (ít hơn 6 g/ngày)

- Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày (5-6 bữa/ngày) để góp phần khống chế đường huyết, không để xảy ra tăng đường huyết quá mức sau bữa ăn và chống hạ đường huyết khi đói nhất là với bệnh nhân có dùng thuốc hạ đường huyết. Với bệnh nhân điều trị bằng Insulin tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm, do vậy nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ.
- Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá nhiều trong một bữa

- Chế biến thức ăn dạng luộc và nấu là chính, không rán, rang với mỡ. 

- Bỏ rượu, bia, thuốc lá... 


III. Lựạ chọn glucid trong bữa ăn của người tiểu đường


- Có 2 loại glucid:

+ Các mono và disaccarid (glucoz, fructoz, saccaroz) hoặc đường hấp thụ nhanh bởi ống tiêu hóa: đường mía, mật, mứt, sôcôla, bánh ngọt, bánh ngọt khô, kẹo nuga, trái cây khô hoặc làm thành mứt, kem, bánh flan và món ăn ngọt tráng miệng công nghiệp phẩm, nước trái cây có đường, bia, rượu ngọt, nước giải khát công nghiệp phẩm có đường (nước chanh, coca-cola).

+ Các glucid phức hợp hấp thụ chậm bởi đường tiêu hóa: ngũ cốc, trái cây, rau xanh, chất bột...

- Trong chế độ ăn của người đái tháo đường, phải giảm bớt những glucid hấp thụ nhanh để nhường chỗ cho những glucid hấp thụ chậm bởi đường tiêu hóa. Chỉ dùng đường hấp thu nhanh trong trường hợp giảm đường huyết.

+ Nhóm tinh bột như cơm, mì, ngô... phải hạn chế, vì chúng đều có hàm lượng glucid từ 70-80%. Thay vào đó, người tiểu đường nên ăn khoai tây, miến dong, vì các thực phẩm này rất ít glucid.

+ Bệnh nhân đái tháo đường nên dùng nhiều rau quả tươi, vì nó chống lại toan, cung cấp nhiều vitamin, muối khoáng, bệnh nhân có thể ăn nhiều mà không sợ bị tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nên tránh những loại trái cây nhiều đường như dưa hấu, mít, na...  


IV. Lựa chọn protid cung cấp hàng ngày cho bệnh nhân đái tháo đường


- 15-20% năng lượng cung cấp hàng ngày cho bệnh nhân đái tháo đường phải xuất xứ từ các protid, tức là khoảng 75-100g protid mỗi ngày trong một chế độ ăn 2000 kilocalo.
- Nguồn gốc protein:
 Ngũ cốc tốt cho bệnh tiểu đường+ Protein nguồn gốc thực vật: xuất xứ chủ yếu từ ngũ cốc (90% protein), bột nhão (15%), gạo (8-10%). Vì ngũ cốc phải được hạn chế do chứa nhiều tinh bột, bệnh nhân đái tháo đường chỉ có được một phần nhỏ các protid của họ từ các ngũ cốc. Mặt khác, các protein thực vật lại không chứa đủ các acid amin thiết yếu (lysin, trytophan, acid amin có lưu huỳnh).

+ Protein động vật: xuất xứ từ thịt cá và các chế phẩm sữa. Các protein động vật có nhược điểm là cung cấp khoảng 1 gam chất béo bão hòa trong mỗi gam protein. Khuyến cáo bệnh nhân đái tháo đường chỉ ăn thịt nạc, thịt gà (bỏ da), cá, sữa đã loại bỏ kem, yaourt chế biến từ sữa loại bỏ kem, phomát trắng không có chất béo.
- Ngoài các loại rau như rau muống, rau diếp, cà chua, bắp cải, súp lơ, cà, bầu, bí, cà rốt... người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều các loại đậu đỗ, vì đậu giàu protein.
- Thịt, cá, trứng rất giàu protein, nhưng chỉ nên dùng ở mức vừa phải, vì sẽ không tốt cho thành mạch máu và thận - vốn đã rất yếu khi bị đái tháo đường
- Sữa là thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu, nhiều protein và các acid amin cần thiết, mà còn cung cấp dồi dào lượng khoáng chất cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường như canxi, sắt, kẽm, ma-giê…

- Cá sông rất tốt cho người đái tháo đường là: cá lóc, cá rô, cá chạch, cá chốt, cá trê, cá bống, cá thác lác. Một số cá biển như: cá chim, cá thu, cá mực, tôm, cua, nghêu, ốc, hến đều có thể dùng.

V. Loại Lipid (chất béo) bệnh nhân đái tháo đường nên dùng

- Lượng chất béo cần hơn người bình thường vì chất béo cung cấp năng lượng (bù lại phần năng lượng do gluxit cung cấp)
- Kiêng ăn các loại mỡ động vật: lợn, gà, vịt, ngan... vì có nhiều axit béo bão hoà dễ gây xơ vữa động mạch
- Nên thiên về dùng magarin (bơ thực vật) hơn là dùng bơ động vật
- Chế độ ăn của người tiểu đường nên có các axit béo không bão hòa có trong dầu thực vật để ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Dầu hướng dương, dầu ngô và dầu đậu nành là những loại dầu chứa nhiều acid béo không bão hòa hơn là dầu ôliu và dầu lạc.

Sau đây là một số loại rau quả phù hợp, theo khuyến nghị của các chuyên gia.


Cỏ cà ri. Loại cỏ này rất hữu dụng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Cỏ có vị đắng nhẹ giúp làm giảm mức glucose trong máu.

Đậu bắp. Chất dịch trơn chảy ra khi bạn cắt đậu bắp giúp điều hòa đường huyết. Vì thế, hãy ngâm đậu bắp đã được cắt nhỏ trong một ly nước và uống nó vào lúc sáng sớm.

Bầu nậm. Một ly nước bầu nậm vào buổi sáng có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn sử dụng liệu pháp bổ sung insulin.

Rau diếp. Loại rau này có nhiều chất xơ và rất ít đường.

Lúa mạch. Chứa cả chất xơ hòa tan lẫn không hòa tan. Loại thực phẩm này rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường do nó giúp làm giảm đáng kể sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn.

Táo. Chứa ít calorie và nhiều chất xơ. Đây là loại quả bệnh nhân tiểu đường được khuyến khích sử dụng.

Sữa. Là sự kết hợp của carbohydrate và protein giúp kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường cần đảm bảo rằng sữa đang dùng thuộc loại ít chất béo.

Hạt lanh. Rất giàu protein, chất xơ và chất béo tốt. Nó cũng là nguồn magnesium, vốn là chìa khóa để kiểm soát đường huyết vì nó giúp các tế bào sử dụng insulin.

Cà rốt. Trong khi các loại đường có trong những loại thực phẩm khác nhanh chóng chuyển thành đường trong máu, đường trong cà rốt lại chuyển hóa ở mức độ chậm. Cà rốt được cho là rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường do chứa nhiều beta-carotene, một công cụ kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Súp lơ. Như nhiều loại rau khác, súp lơ không ngọt. Nó cũng cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ.

Bí ngô. Chúng ta thường xem bí ngô là một loại rau ngọt. Nhưng bí ngô cũng có chỉ số glycemic cao, đó là lý do tại sao bí ngô an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.

Bông cải xanh. Chứa nhiều chất xơ và chất chống ô xy hóa. Nó cũng là một nguồn cung cấp chromium, chất đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết.

Đậu tây. Những chất dinh dưỡng có trong đậu tây kích thích việc sản xuất insulin trong cơ thể. Vì thế, nó tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

2 nhận xét:

  1. Slot Machine Casinos | Best Casino Software Reviewed 2021
    Slot Machine Casinos are the most popular 텍사스 홀덤 type of video 레이즈 포커 slots available at online 암호화폐란 casinos today, and they provide a wide 해적 룰렛 variety of games for both 바카라사이트추천

    Trả lờiXóa
  2. To open an account with Mr Green, merely click on the ‘Create Account’ button. You will then be requested to enter your private particulars such as name, tackle and e-mail tackle and the fee particulars you wish to use to deposit money into your account. Handicap bets are significantly in style when there's a clear favorite in the match. In handicap bets, the favourites are given an imaginary deficit or handicap, for example, minus two objectives, which is then subtracted from the precise end result. A handicap wager permits you to flip low odds on a 1xbet favorite into higher odds. One of the biggest sporting occasions on the planet, the Olympics is renowned for its inclusivity as well as|in addition to} the variety of competitions and the sheer amount of athletes competing for medals.

    Trả lờiXóa

 
Copyright © . Bệnh Tiểu Đường - Posts · Comments
Theme Template by Lô Hội