Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Chế độ ăn uống - ăn kiêng cho người tiểu đường hợp lý nhất

Người mắc bệnh tiều đường phải hiểu rõ đây là căn bệnh mãn tính không lây. Chính vì là bệnh mãn tính nên việc chữa trị thường kéo dài và nên kết hợp nhiều cách như dùng thuốc đông tây y, tập thể dục và vấn đề về "dinh dưỡng" là yếu tố rất quan trọng, then chốt . Cho nên một chế độ ăn uống - ăn kiêng hợp lý sẽ giúp người mắc bệnh mau chóng ổn định lượng đường trong máu giảm biến chứng ở mức thấp nhất.
Chế độ ăn uống - ăn kiêng cho người tiểu đường hợp lý nhất


Bệnh tiểu đường là bệnh liên quan đến nội tiết.  Tiểu đường bao gồm 2 loại chính là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Trẻ em và những người ở độ tuổi vị thành niên (10-15 tuổi) nếu mắc bệnh sẽ được xếp vào tiểu đường type 1, còn những người trên 40 tuổi và những người bị béo phì mà mắc bệnh sẽ được xếp vào tiểu đường loại 2. Tiểu đường có nhiều nguyên nhân gây ra. Chẳng hạn: yếu tố di truyền, hay chế độ sinh hoạt (lười vận động và tập thể dục), chế độ ăn uống (ăn đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ…dễ gây béo phì) đều có thể làm bạn có  nguy cơ cao mắc tiểu đường.

Điều trị bệnh tiểu đường là một quá trình lâu dài và phải kiên trì. với mục tiêu chung là đưa lượng đường trong máu về với mức người bình thường nhằm ngăn chặn xuất hiện nhgng biến chứng nguy hiểm như : cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, xơ vữa mạch máu, đục thủy tinh thể, mù mắt, nhiễm trùng da, bàn chân, đường tiểu. Giúp người bệnh cảm thấy luôn luôn khỏe mạnh, lạc quan và tuân thủ tốt chế độ ăn. Tuy nhiên không thể có một chế độ ăn áp dụng chung cho mọi người mà cần phải xây dựng một chế độ ăn thích hợp cho từng cá nhân, tùy theo cân nặng, nam nữ, lao động nặng nhẹ, sở thích…
Điều trị bệnh tiểu đường là một quá trình lâu dài và phải kiên trì

  1. Chế độ ăn của từng người
    1. Nên ăn theo đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều). Không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế . Tránh việc bỏ bữa, sau đó ăn bù lại làm đường- huyết không ổn định.
    2. Không nên dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh. Khi cần bổ sung chất đường, nên chọn các loại trái cây nhưng lượng trái cây cũng  phải vừa đủ, không nên lạm dụng.
    3. Hạn chế các loại chất béo bão hòa (mở động vật) và các loại chất béo bão hòa  (mỡ động vật ) và các loại chất béo đã chế biến (margarin, các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học hay đã qua chiên xào rồi dùng lại).
    4. Chất đạm chiếm khoảng 15- 20% nhu cầu năng lượng. Nên dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật, các loại dầu, đậu hũ. Đối với đạm động vật thì nên ưu tiên ăn cá.
    5. Lượng carbohydrat (chất bột) và chất béo đơn chưa bão hòa (ví dụ: dầu ô liu, dầu hướng dương…) chiếm từ 60%- 70% năng lượng. Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm.
  2. Một số điểm chú ý:
    1. Chú ý không nên tùy tiện bỏ bữa ăn rồi sau đó ăn bù. Bỏ bữa ăn rất nguy hiểm đặc biệt đối với các bệnh nhân có tiêm insulin.
    2. Nên ăn các thực phẩm được nấu tại nhà. Hạn chế tối đa việc ăn bên ngoài.
    3. Một số loại thực phẩm đóng gói sẵn được quảng cáo “dành cho bệnh nhân đái tháo đường”. Phải xem kỹ thành phần và bảng năng lượng được in trên nhãn, cũng không nên tin tuyệt đối.
    4. Nên ăn rau trước các bữa ăn. Nhai kỹ ít nhất 30 phút để thức ăn được hấp thu tốt hơn. Các loại thức ăn được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, tiềm, nấu canh thì chứa ít chất độc hơn các loại chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên dòn.
    5. Không nên ăn trái cây khô, trái cây đóng hộp.
      Các chất đạm: chỉ nên dùng thịt nạc (heo, bò, gà), trứng hoặc đậu hũ. Cá sông rất tốt cho người ĐTĐ là: cá lóc, cá rô, cá chạch, cá chốt, cá trê, cá bống, cá thác lác. Một số cá biển như: cá chim, cá thu, cá mực, tôm, cua, nghêu, ốc, hến đều có thể dùng.
      Chất béo: nên dùng dầu đậu nành, dầu mè, dầu đậu phụng, dầu ô-liu.
  3. Trái cây:
    1. Nên ăn những loại trái cây có màu đậm. Trái cây có màu đậm thường có nhiều loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho tim mạch và sức khỏe nói chung.
    2. Bản thân chất đường, dù là đường trong trái cây hay đường mía đều làm tăng mức đường- huyết và tăng nồng độ các loại mỡ không tốt cho tim mạch (tăng triglycerid và giảm HDL- cholesterol) vì vậy nên dùng với lượng vừa phải (khoảng 10gam 1 suất trái cây: tương đương ½ quả táo, ½ quả lê, ½ quả cam, ½ quả ổi, 4 quả nho, 4 quả vải, 4 quả chôm chôm, 1 lát nho (1cm) đu đủ hoặc thơm, dưa hấu…).
    3. Chú ý không nên dùng nước ép trái cây, khi đó mất lượng chất xơ có trong trái cây, làm đường- huyết có thể tăng cao.
    4. Khi đã ăn trái cây thì nên bớt lượng chất bột trong bữa ăn hàng ngày với liều lượng tương đương.
    5. Tuyệt đối không được ăn trái cây để thay các loại thực phẩm khác.
    6. Trái cây: một số trái cây tươi, ít ngọt sẽ cung cấp nhiều vitamin C và chất khoáng như: mận, điều, cam, quýt, bưởi, khế, mơ, dưa gang, dưa hấu. Một số có thể dùng nhưng chỉ với số lượng ít như: táo tây (1 trái), nho tươi (2 trái nhỏ), đu đủ chín (1/4 trái nhỏ), dứa (1/2 trái), chuối (1 trái), sa-pô-chê (1/2 trái)…
  4. Rau quả: rau mồng tơi, cải bẹ trắng, rau dền cơm, dưa leo, mướp đắng, rau diếp, củ cải, xà-lách xoong, rau muống, cải bẹ xanh, bầu, bí, cần tây, cà chua. Một số rau quả khác cũng rất có ích cho người bị ĐTĐ như: đậu bắp, rau đay, bông súng, củ sắn nước, đậu hũ, đậu cô-ve, đậu xanh, giá sống, nấm đông cô, mộc nhĩ trắng, cà tím, các loại rau thơm, mè đen, tỏi, hành tây…Các loại rau trên nên dùng tươi sống, hoặc luộc chín, hấp, nấu canh, hạn chế dùng dưới dạng xào, chiên nhiều dầu mỡ khó tiêu, nướng chín.
  5. Sữa và các loại sản phẩm từ sữa:
  6. Bệnh nhân đái tháo đường vẫn có thể uống được sữa và dùng các thực phẩm chế biến từ sữa. Tuy nhiên nên dùng những loại sữa không đường, ít béo (khoảng 200 ml/ ngày). Không nên hiểu nhầm sữa dành cho bệnh nhân đái tháo đường dùng để điều trị bệnh tiểu đường, tất cả các loại sữa này dùng thay thế khi bệnh nhân không ăn uống được. Nếu bệnh nhân ăn được dùng thêm sữa, vô tình làm tăng thêm tổng năng lượng trong ngày cho bệnh nhân, đường- huyết sẽ tăng cao.
    1. Ăn một hũ yaourt không đường trước bữa ăn có thể làm giảm sự hấp thu chất bột đường và ít làm tăng đường- huyết sau ăn.
    2. Nên bỏ hẳn thói quen uống sữa trước khi đi ngủ. Có thể uống sữa được vào buổi sáng (điểm tâm) hay buổi trưa.
      Lượng khẩu phần ăn trong một buổi theo quy tắc bàn tay (Jimbawe Hand Jive), dễ hiểu và dễ áp dụng:
  1. Tinh bột (cơm, phở, hủ tiếu, bún, mì, bánh mì, ngô, khoai…): lượng khoảng 2 nắm đấm của bệnh nhân trong khẩu phần ăn.
  2. Thành phần đạm (thịt, cá, tàu hủ…): lượng tương đương khoảng lòng bàn tay.
  3. Chất béo (dầu ăn, mỡ, bơ, phô mai…) tương đương 1 đốt ngón tay cái.
  4. Thành phần xơ (rau các loại): bệnh nhân ăn càng nhiều càng tốt, chú ý nên dùng rau trước các bữa ăn sẽ tốt hơn.
phương thức trị liệu bổ trợ trong việc điều trị bệnh tiểu đường

Một vài phương thức trị liệu bổ trợ trong việc điều trị bệnh tiểu đường :

Mướp đắng (khổ qua) tươi ngày dùng 150-200gr, nấu canh, ăn sống, xào, làm nộm…
Nếu dùng khô, ngày dùng 12-16gr sắc uống hoặc pha trà uống hằng ngày.
Lá ổi non tươi 100gr, rửa sạch, nấu với 1 lít nước, sắc còn 750ml, chia 3 lần uống trước bữa ăn 1-2 giờ.
Củ cà-rốt tươi 100gr, củ cải tươi 100g, mộc nhĩ đen 20gr. Nấu với 1 lít nước, sắc còn 750ml, chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
Hoặc thêm gạo lứt 50gr để nấu cháo, chia thành 2 lần ăn lúc đói bụng.
Dùng lá rau khoai lang 100g, bí đao (bí xanh) 100gr, cà chua 100gr, đậu hũ non 150gr, nấu canh ăn trong bữa cơm.
Có thể dùng vỏ tươi của củ khoai lang trắng, rửa sạch, lấy 50-80gr nấu với 1 lít nước, chia uống trong ngày.
Bột sắn dây (hoặc củ sắn dây thái lát, phơi khô) 30-50gr, gạo lứt 50gr, nấu cháo loãng, chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
Mỗi ngày ăn 150gr cà chua xào với thịt heo nạc hoặc đậu hũ, hoặc nấu canh chua, cà chua xào giá đậu hũ, cà chua nhồi thịt heo, cà chua nhồi đậu hũ, mộc nhĩ…
Nếu dùng khô, ngày dùng 30gr bột cà chua hãm với nước sôi, chia 3 lần uống lúc đói bụng.
Bột củ mài (hoài sơn) 50gr, hạt bo bo (ý dĩ) 30gr, nấu thành cháo loãng, chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
Dùng vỏ dưa hấu 60gr tươi, vỏ bí đao 30gr, đậu đỏ 30gr, lá sen tươi 50gr. Nấu với 1 lít nước, sôi khoảng 10-15phút, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Rau diếp quắn, tức cây xà lách Đà Lạt, ngày dùng 100-150gr tươi rửa thật sạch, nấu với 1 lít nước, sôi khoảng 10 phút, ăn cả cái lẫn nước trong bữa ăn.
Có thể dùng rau diếp quắn dưới dạng rau tươi hoặc trộn dầu giấm.
Rau cần tây (cần thái) 100-200gr tươi, rửa sạch, trần qua nước sôi rồi giã nhuyễn, vắt lấy nước lọc chia 2 lần uống sau bữa ăn.

Thông tin thêm bệnh tiểu đường:

Trẻ em đang độ tuổi tăng trưởng dù mắc bệnh ĐTĐ hay không đều phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và đúng mức. Trẻ dưới 6 tuổi mắc bệnh ĐTĐ vẫn uống sữa nguyên kem hay còn gọi là sữa béo (sữa bột hay sữa tươi), có đường hay không đường tùy khẩu vị. Trẻ trên 6 tuổi nếu có mắc bệnh béo phì thì uống sữa không đường không béo (sữa gầy - sữa tách bơ), trên 6 tuổi không béo phì thì vẫn uống sữa béo nhưng không đường là tốt nhất.

Người bị tiểu đường còn nên năng tập thể dục. Tập thể dục có tác dụng tốt cho tim mạch, khiến kiểm soát dễ dàng lượng đường trong máu hơn. Người bị tiểu đường có thể lựa chọn các môn thể thao sau: chạy bộ, đi bộ, đi xe đạp, bơi lội… mỗi tuần tập ít nhất 4-5 giờ, nửa giờ cho mỗi lần luyện tập. Tránh những bài tập cần cường độ mạnh, sức chịu đựng cao như: tập tạ, hít đất vì huyết áp sẽ dễ bị tăng nhanh.

Ngoài các chế độ ăn uống, luyện tập thích hợp, bệnh nhân tiểu đường phải đi khám bác sĩ thườn xuyên để nhanh chóng có những điều chỉnh phù hợp với diễn biến của bệnh và ngăn ngừa những biến chứng xảy ra.

Hiện nay thì chưa có một phương pháp nào có thể điều trị bệnh tiểu đường khỏi hẳn. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có một cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa nếu như họ biết cách kiểm soát tốt lượng đường trong máu thông qua việc kiểm soát ăn uống chất bột đường, vận động cơ thể, tập luyện thể dục thường xuyên và kiểm soát trọng lượng cơ thể để không bị béo phì.

1 nhận xét:

  1. SportsBettingDime.com does 토토사이트 not goal any people underneath the age of 21. Using any of the data found at SportsBettingDime.com to violate any regulation or statute is prohibited. SportsBettingDime.com just isn't supported by or linked to any professional, faculty or college league, affiliation, or team. For further guidelines please go to our responsible on-line gambling page. Check out what each on-line sportsbook offers phrases of|when it comes to|by means of} betting markets. This contains investigating which sports are included within the betting menu and the types of bets customers are allowed to make.

    Trả lờiXóa

 
Copyright © . Bệnh Tiểu Đường - Posts · Comments
Theme Template by Lô Hội