Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Bệnh tiểu đường kiêng hoa quả gì nên ăn trái cây gì ?

- 2 nhận xét

 Bệnh tiểu đường kiêng hoa quả gì nên ăn trái cây gì ?

Ăn uống rất quan trọng đối với người tiểu đường, việc ăn gì và kiêng ăn gì nó quyết định đến việc duy trì sự ổn định của đường huyết và giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm, Ăn trái cây đúng cách sẽ giúp người bệnh tiểu đường có được sức khỏe tối ưu nhất, nên biết kiêng ăn hoa quả gì và ăn trái cây gì là rất quan trọng.
Bệnh tiểu đường kiêng hoa quả gì nên ăn trái cây gì

Người bị tiểu đường kiêng ăn hoa quả gì ?

Rất nhiều người bệnh tiểu đường cho rằng mình chỉ nên ăn một số loại trái cây nhất định còn lại thì nên kiêng. Tuy nhiên đó là quan niệm sai lầm. Các bạn có thể ăn tất cả các loại trái cây nhưng một số loại nhất định thì cần hạn chế số lượng. Các loại trái cây  là nguồn cung cấp lượng nước, đường, chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất rất cần thiết và tốt cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh.

Người tiểu đường phải hiểu rằng kiêng ăn hoa quả không có nghĩa là không , vì khi ăn, có thể chọn những loại quả chín, trái cây ngọt với một số lượng vừa phải, từ 150 - 200g mỗi ngày để cơ thể không bị thiếu hụt các nhóm chất kể trên mà vẫn không bị thừa đường. Ví dụ như một quả xoài nặng 300g thì chỉ nên ăn khoảng 50g tức tương đương khoảng ½ một bên má của quả xoài. Nếu vẫn muốn ăn có thể ăn tiếp ½ quả xoài sau 2 giờ tiếp theo. Việc này giúp cơ thể dễ dàng hấp thu và chuyển hóa tốt hơn. Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường nên ăn toàn bộ quả chứ không nên dùng ở dạng nước ép, vì nước ép sẽ mất nhiều chất xơ, mất một nửa lượng vitamin và khoáng tố. Ăn cả quả cũng sẽ tạo cảm giác mau no hơn so với uống một ly nước ép cùng lượng. 
Người bị tiểu đường kiêng ăn hoa quả gì


Ăn hoa quả ngọt đúng cách tốt cho người tiểu đường :

Những người bệnh tiểu đường thường rất dè chừng và cảm thấy khó khăn trong ăn uống vì sợ ảnh hưởng xấu tới bệnh. Trong đó, các loại trái cây hoa quả hầu hết chứa lượng đường nhiều nên khi ăn người bệnh càng kiêng nhiều hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia người bệnh tiểu đường không cần kiêng ăn nhiều loại hoa quả và trong số đó có nhiều loại quả còn rất tốt cho bệnh tiểu đường. Dưới đây là những hướng dẫn cách ăn hoa quả đúng cho người bệnh tiểu đường theo lời khuyên chuyên gia. Các bạn có thể tham khảo để áp dụng nhé.

Theo ThS.BS Phan Hướng Dương (Bệnh viện Nội tiết TƯ), hầu hết người bệnh đái tháo đường thường ngại ăn những loại trái chín và quá ngọt như xoài, nho, thơm, hồng xiêm…, họ thường ăn những loại quả được xem là ít ngọt hơn như táo, đu đủ, dưa hấu, thanh long để kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, điều quan trọng với người bệnh đái tháo đường không phải ăn loại trái cây có độ ngọt nhiều hay ít mà là ăn với lượng bao nhiêu để không lo lắng về việc tăng đường huyết.
Ăn hoa quả ngọt đúng cách tốt cho người tiểu đường

Những loại hoa quả người tiểu đường nên hạn chế

Sức khỏe cộng đồng cho biết, loại hoa quả làm tăng đường huyết nhiều như nhãn, vải, nho, mít, dưa hấu… người tiểu đường nên hạn chế. Những người kiểm soát đường huyết tốt có thể ăn ở mức độ giới hạn nhưng người không kiểm soát đường huyết không tốt hãy kiêng tuyệt đối.

Người bệnh tiểu đường không nên uống nước ép hoa quả

Người bệnh tiểu đường nên thận trọng với các loại nước ép trái cây vì chúng là một trong những nguyên nhân khiến cho lượng đường trong máu tăng cao và làm xấu thêm tình trạng bệnh. Bạn cũng cần cảnh giác với cả các loại nước ép trái cây đóng hộp có ghi loại không đường. Khi uống nước ép trái cây là hấp thụ trực tiếp lượng đường lớn cùng một lúc nên không tốt cho tình trạng bệnh. Thay vào đó bạn nên ăn trái cây vì khi nhai bằng miệng sẽ làm chậm sự hấp thụ lượng đường.

Người bệnh không nên ăn trái cây ngay sau bữa ăn vì như vậy sẽ làm gia tăng lượng đường trong máu. Bạn bên ăn trái cây sau bữa ăn ít nhất 2 tiếng là tốt nhất sẽ không làm đường huyết của người bệnh bị tăng đột ngột. Thời gian lý tưởng để ăn trái cây là giữa buổi sáng, khoảng 11 giờ sáng hoặc vào buổi tối lúc 5 giờ chiều.
Người bệnh tiểu đường không nên uống nước ép hoa quả


Những loại trái cây người bị tiểu đường nên ăn :


Đu đủ : Đu đủ là loại hoa quả tốt cho sức khỏe và chữa được nhiều bệnh khác nhau nếu dùng đúng cách, trong đó nổ bật là bệnh tiểu đường. Cách dùng: dùng 2 miếng đu đủ sẽ cung cấp 1 khẩu phần cacbon-hydrate và thêm 1 hũ sữa chua không đường cùng một món ăn chính là đủ cho một bữa sáng lý tưởng.

Cam : Cam được biết đến với hàm lượng vitamin C cao, carb thấp và chứa chất kali. Cam cũng được cho là một trong những loại quả an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.

Đào : Trái đào là một nguồn tốt cho vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Trái đào là một nguồn tốt cho vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Những loại trái cây người bị tiểu đường nên ăn


Anh đào : Anh đào có đặc tính chống oxy hóa, cộng với ít hydrat-cacbon (phân tử đường trong trái cây) giữ cho mức đường huyết ổn định. Bạn chỉ nên ăn 12 trái anh đào mỗi ngày là đủ


Dưa hấu : Dưa hấu rất giàu vitamin B và C, cũng như beta-carotene, kali và lycopene thấp nên là loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, với loại quả này bạn chỉ nên ăn ít.

Quả mâm xôi, quả việt quất :  Đây là những loại quả chứa nhiều chất chống ôxy hóa đặc biệt có lợi cho bệnh nhân đái tháo đường. Ngoài ra, loại quả này giúp cung cấp hàm lượng carbs thấp, nhiều chất xơ và các vitamin.

Bưởi đỏ : Bưởi là lựa chọn rất lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường. Người bị tiểu đường có thể dùng một nửa trái bưởi đỏ mỗi ngày.

Roi: Giống như bưởi, roi cũng là loại quả có tác dụng khống chế lượng đường trong máu. Thậm chí cả hạt roi cũng có tác dụng chữa bệnh, bạn có thể ăn roi sau đó lấy hạt phơi khô và tán thành bộ, uống với nước. Cách làm này không những tốt đối với bệnh nhân đái tháo đường mà nó còn giúp thỏa mãn cơn khát và ngăn ngừa tình trạng đi tiểu nhiều lần.

Kiwi: Đây là loại quả chứa nhiều kali, chất xơ và vitamin C, hàm lượng carbs thấp, có tác dụng điều chỉnh mức đường huyết cần thiết cho bệnh nhân đái tháo đường.

Táo: Là loại trái cây chứa nhiều chất ôxy hóa giúp giảm lượng cholesterol, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể.

Vai trò của trái cây đối với sức khoẻ


Trái cây là một nguồn chất xơ rất tốt cho cơ thể vì có cả 2 nhóm chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ tan là thức ăn cho các vi khuẩn có lợi ở đường ruột, gắn kết với các axit mật trong ruột làm giảm nhũ tương hóa chất béo của thức ăn (làm dễ tiêu), thẩm thấu, nối kết với các cholesterol và thải trừ chúng ra khỏi cơ thể. Chất xơ không tan giúp hạn chế sự tăng đường máu sau khi ăn ở bệnh nhân đái tháo đường, phòng chống tăng cholesterol trong máu và phòng chống ung thư trực tràng.

Trái cây chứa nguồn chất xơ, chất chống ôxy hóa và nguồn khoàng vi lượng phong phú.

Trái cây chứa nguồn chất xơ, chất chống ôxy hóa và nguồn khoàng vi lượng phong phú.

Không chỉ vậy, trái cây còn là một nguồn chất chống ôxy hóa tế bào như vitamin C và A. Trung bình 100 - 150g trái cây có thể cung cấp cho một người lớn đủ nhu cầu vitamin C hàng ngày. Vitamin C còn giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng chống nhiễm khuẩn. Những loại trái cây có màu vàng sậm và đỏ cam như xoài, đu đủ, cam, dưa lê, dưa hấu, hồng, lại là một nguồn carotene rất tốt, có khả năng kháng ung thư. Vitamin nhóm B cũng hiện diện nhiều trong trái cây như mãng cầu, chuối, táo.

Trái cây còn chứa nguồn khoáng tố vi lượng phong phú. Trong dứa, hồng xiêm, quýt, ổi, thanh long chứa nhiều Na, K, Ca. Chanh, ổi, dưa hấu, còn có chứa Fe và nhiều chất vi lượng khác, đây đều là những chất có ích cho cơ thể.

Tóm lại : người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể và nên ăn trái cây, không cần e ngại. Khi ăn có thể thay đổi trong nhiều loại quả chín nhưng ăn mỗi ngày với một số lượng vừa phải (150-200 g) để cơ thể không bị thiếu hụt các nhóm chất kể trên mà vẫn không dư đường. Các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyến khích nên ăn toàn bộ quả chứ không nên dùng ở dạng nước ép, vì nước ép sẽ mất nhiều chất xơ, mất một nửa lượng vitamin và khoáng tố, đồng thời khi ăn cả quả như vậy sẽ có cảm giác mau no hơn so với uống một ly nước ép cùng lượng.


Sản phẩm Forever Lite Ultra With Aminotein hỗ trợ dinh dưỡng người tiểu đường :

Bột dinh dưỡng Forever Lite Ultra With Aminotein là một sản phẩm bổ sung Vitamin và khoáng chất cho những người ăn kiêng, giảm béo hoặc những người cần bổ sung Vitamin và khoáng chất.

Hai khẩu phần Forever Lite Ultra With Aminotein mỗi ngày được chuẩn bị với sữa không kem như hướng dẫn sẽ cung cấp hàm lượng dinh dưỡng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Thành phần:

Canxi, Viatmin C, Vitamin E, Phốt pho, Biotin, Niacin, Viatmin A, Kẽm, Axít Pantothenic, I ốt, Vitamin D3, Vitamin B6, Vitamin B1, Vitamin B12, Folate, Crom, Selen, Đạm đậu nành, Dầu Safflower, Tảo Spirulina, Đường Fructose, Fructo Oligosaccharides, Sucralose, Guar Gum, Hỗn hợp Protease, Soy Lecithin, Brewer’s Yeast, Hương Sôcôla tự nhiên, Bột Ca cao.


Xem thêm chi tiết : >>> Forever Lite Ultra With Aminotein <<<
 
[Đọc Tiếp...]

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Bệnh tiểu đường nên ăn gì tốt nhất?

- 2 nhận xét

Bệnh tiểu đường nên ăn gì tốt nhất?

Người mắc bệnh tiểu đường thường được bác sĩ căn dặn rất kỹ về vấn đề ăn uống, nhất là kiêng ăn gì, ngoài những gì phải kiêng thì ăn được. Nhưng người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì tốt nhất? để sống khỏe với bệnh.
Bệnh tiểu đường nên ăn gì tốt nhất?


Những thực phẩm tốt nhất cho bệnh tiểu đường :

Theo thông tin chia sẻ từ bác sĩ Ngỗ Văn Quỹ và Nguyễn Thị Kim Hưng (Giám đốc trung tâm dinh dưỡng thành phố) trên báo Sức khoẻ Đời sống, Người bệnh chỉ nên sử dụng đường trong các món nấu nướng như: canh chua, kho cá, thịt, pha nước mắm,... hoặc chỉ nửa muỗng cà phê trong tách cà phê sáng.

 Nên ưu tiên sử dụng chất bột đường phức tạp như đậu, khoai, gạo, mì, nui, các loại rau xanh và trái cây ít ngọt. Các chất này được cơ thể hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết và nhiều chất xơ cần thiết.

Theo các bác sĩ, chỉ riêng việc giảm cân đã là cách điều trị có hiệu quả, không cần dùng đến thuốc hoặc dùng với liều lượng rất ít và chỉ trong thời gian ngắn. Trong chế độ ăn giảm cân, người bệnh tăng cường lượng rau xanh, trái cây ít ngọt, thịt nạc thay cho cơm và các thức ăn chiên, quay; nên uống các loại nước trái cây, sữa đã lọc bỏ bơ, cà phê đen không đường...
Những thực phẩm tốt nhất cho bệnh tiểu đường


Chọn các loại thực phẩm với chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu ô liu, bơ, dầu thực vật rất tốt cho người tiểu đường. Hạn chế chất béo bão hòa từ sữa và các sản phẩm khác từ động vật. Loại bỏ hoàn  toàn các chất béo trong đồ ăn nhanh và chế biến sẵn.


Nguyên tắc ăn uống có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường :


- Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.

- Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.

- Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.


Nguyên tắc ăn uống có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường



Các chất béo lành mạnh :

- Chất béo đơn không bão hòa được xếp vào nhóm chất béo không có hại cho sức khỏe, hay còn gọi là chất béo “lành mạnh”. Loại chất béo này có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu. Bệnh nhân tiểu đường thường có nguy cơ bị bệnh tim và hàm lượng cholesterol cao, do đó, những thực phẩm có chứa chất béo đơn không bão hòa là vô cùng quan trọng.


- Các loại thực phẩm với chất béo lành mạnh bao gồm hạnh nhân, lạc, hồ đào, hạt vừng, ô liu, dầu oliu, bơ và dầu hạt cải.

- Các loại cá biển có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi..



Thịt nạc :


- Thịt nạc không chỉ chứa ít chất béo bão hòa mà còn có một lượng chất đạm dồi dào, có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu. Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, bệnh nhân tiểu đường nên ăn thịt nạc hàng ngày.

- Cá bơn, cá trích, cá hồi, cá rô phi, cá mòi, cá ngừ, sò điệp, tôm, sò, thịt gia cầm (không có da) và thịt thăn chính là những nguồn protein lý tưởng cho những người bị đái tháo đường.

- Các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò vì chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư


Các loại hạt tốt cho bệnh tiểu đường :

- Ngũ cốc nguyên hạt với hàm lượng chất xơ, khoáng chất và vitamin cao cũng là một lựa chọn lành mạnh khác trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường. Theo các chuyên gia, ăn nhiều ngũ cố nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 lên đến 30 phần trăm.

- Các loại hạt như hạnh nhân, quả hạch Brazil, hạt điều, hạt dẻ, quả hồ đào, hạt thông, và quả óc chó… có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng có lợi cho người bị tiểu đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy, người bệnh tiểu đường ăn các loại hạt thường xuyên thậm chí còn có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của biến chứng.

- Các sản phẩm ngũ cốc bao gồm bột yến mạch, kê, Bulgur, kiều mạch, hạt quinoa, bánh mì nguyên hạt…

- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như cám ngũ cốc, rau xanh, các loại họ đậu,… có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường.


Ăn nhiều rau xanh và trái cây :


- Rau xanh và trái cây là những nguồn chất xơ, khoáng chất, và vitamin tự nhiên rất dồi dào. Đồng thời, đây cũng là những thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa và hợp chất phytochemical cao, có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể.

- Một số loại rau củ như cải xoăn, mù tạt xanh, cam, chanh, củ cải, bông cải xanh, củ cải, rau bina, bưởi, dâu tây và quả việt quất là những loại thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường. Những thực phẩm này có hàm lượng carbohydrat và calo thấp.

- Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, những người bị tiểu đường nên tránh các loại rau củ giàu tinh bột hoặc các loại thực phẩm nhiều carbohydrate như khoai tây và ngô.

- Các loại hoa quả it đường như: táo, bưởi, cam, quýt… Đều là những loại quả an toàn và cung cấp lượng cacbohydrat vừa phải cho cơ thể, ngoài ra còn cung cấp vitamin C, cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường.

- Hoa quả chứa nhiều đường hơn rau xanh, bệnh nhân tiểu đường muốn khống chế lượng đường ổn định cần ăn hoa quả vào khoảng giữa hai bữa ăn. Trong hoa quả có chứa nhiều nguyên tố vi lượng, có tác dụng nâng cao hoạt tính insulin. Trong trường hợp phải khống chế lượng đường huyết, ăn hoa quả một lượng vừa đủ sẽ rất hữu ích cho sức khỏe của con người.


Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn những trái cây này:


Quả óc chó : 

Khoảng 28 gram quả óc chó cung cấp 2g chất xơ và 2.6g ALA. Nhưng đồng thời sẽ cung cấp tới 185 calo, do đó hãy chú ý không nên ăn quá nhiều.

Quả chà là :

Quả chà là có màu nâu, vị ngọt và hơi dính. Loại quả này tốt cho người bệnh tiểu đường, chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn các loại quả như nho, cam, bông cải xanh hay hạt tiêu. 

Roi :

Giống như bưởi, roi cũng là loại quả có tác dụng khống chế lượng đường trong máu. Thậm chí cả hạt roi cũng có tác dụng chữa bệnh, bạn có thể ăn roi sau đó lấy hạt phơi khô và tán thành bộ, uống với nước. Cách làm này không những tốt đối với bệnh nhân tiểu đường mà nó còn giúp bạn thỏa mãn cơn khát và ngăn ngừa tình trạng đi tiểu nhiều lần.

Dưa lê :

Làm món tráng miệng buổi tối hay là một phần trong bữa ăn sáng sẽ là tốt nhất. Lưu ý là chỉ nên ăn 1 cốc nhỏ dưa đã cắt miếng.

Đu đủ:

Đu đủ là loại hoa quả tốt cho sức khỏe và chữa được nhiều bệnh khác nhau nếu dùng đúng cách, trong đó nổ bật là bệnh tiểu đường. Cách dùng: dùng 2 miếng đu đủ sẽ cung cấp 1 khẩu phần cacbon-hydrate và thêm 1 hũ sữa chua không đường cùng một món ăn chính là đủ cho một bữa sáng lý tưởng.

Dâu tây :

Không có gì tốt hơn là món dâu tây mỗi tối. Với một 1/4 cốc dâu dây, lượng cacbon-hydrate chỉ là 15g và có thể thay thế cho món kem hay sữa chua tráng miệng.

Quả bơ :

Bơ cho món nướng, sa lát là món mà người tiểu đường có thể ăn được mỗi ngày.

Quả cóc :

Trái cóc có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bệnh tiểu đường týp II (tức là loại tiểu đường do chế độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh bột sinh ra. Vì vậy có người còn gọi là bệnh tiểu đường “mắc phải”).

Đào :

Trái đào là một nguồn tốt cho vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Trái đào là một nguồn tốt cho vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường (Ảnh minh họa)

Đào giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Cam :

Cam được biết đến với hàm lượng vitamin C cao, carb thấp và chứa chất kali. Cam cũng được cho là một trong những loại quả an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.

Lê :

Nhiều kali, chất xơ và ít đường, bạn nên đưa trái lê vào chế độ ăn của mình .

Kiwi :

Kiwi cho kali, chất xơ và vitamin C, đồng thời chứa tinh bột thấp cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường giúp hạ đường huyết trong máu.

Táo :

Táo chứa nhiều chất oxy hóa giúp giảm lượng cholesterol, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể.

Mơ :

Mơ có lượng carb thấp, chất xơ cao giàu vitamin A. Mơ là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường.

Anh đào :

Anh đào có đặc tính chống oxy hóa, cộng với ít hydrat-cacbon (phân tử đường trong trái cây) giữ cho mức đường huyết ổn định. Bạn chỉ nên ăn 12 trái anh đào mỗi ngày là đủ
                            
Dưa hấu :

Dưa hấu rất giàu vitamin B và C, cũng như beta-carotene, kali và lycopene thấp nên là loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, với loại quả này bạn chỉ nên ăn ít.


Quả mâm xôi, quả việt quất :

Các loại quả như mâm xôi, việt quất có chứa chất oxy hóa. Bên cạnh đó, nó cũng có nhiều chất xơ, tinh bột thấp và các vitamin khác nhau phù hợp với người bị tiểu đường.

Các loại quả như mâm xôi, việt quất có chứa chất oxy hóa phù hợp với người bị tiểu đường.

Bưởi đỏ :

Bưởi là lựa chọn rất lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường. Người bị tiểu đường có thể dùng một nửa trái bưởi đỏ mỗi ngày.


Kết : Những loại trái cây trên rất tốt và an toàn cho bị bệnh tiểu đường nên ăn, Nên chọn và thay đổi các loại hoa quả khác nhau để ăn ngon hơn và tốt cho cơ thể. 

Nên làm :

- Uống trà xanh vào mỗi buổi sáng vừa giúp tinh thần sảng khoái và cũng có lợi cho bệnh nhân.

- Ngoài ra cần chú ý uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên và theo dõi chế độ dinh dưỡng qua khẩu phần ăn để kiểm soát tình trạng bệnh tốt nhất cho bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.
[Đọc Tiếp...]

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Triệu chứng bệnh tiểu đường Tuýp 2

- 1 nhận xét

Triệu chứng bệnh tiểu đường Tuýp 2

Những biến chứng của bệnh tiểu đường rất nghiêm trọng nên nhận biết được các triệu chứng của Triệu chứng bệnh tiểu đường Tuýp 1, Tuýp 2 là rất quan trọng , nên có dấu hiệu hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa các biến chứng do bệnh gây ra.
Triệu chứng bệnh tiểu đường Tuýp 2


Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp :


  1. Nhức đầu
  2. Hôn mê (hiếm gặp)
  3. Cảm giác mệt mỏi (yếu, rã rời)
  4. Tầm nhìn bị mờ, Mờ mắt. Nếu lượng đường trong máu quá cao, dịch có thể được kéo ra từ các ống kính của mắt. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thị lực.
  5. Giảm cân một cách bất thường (thậm chí là bạn ăn nhiều và luôn cảm thấy đói) Có thể giảm cân mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm đói. Nếu không có khả năng sử dụng đường, cơ thể sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong cơ và chất béo. Năng lượng bị mất là đường trong nước tiểu.
  6. Đi tiểu thường xuyên . Khi tích tụ dư thừa đường trong máu, chất dịch được kéo từ các mô. Điều này có thể làm cho khát nước. Kết quả là, có thể uống và đi tiểu nhiều hơn bình thường.
  7. Miệng khô
  8. Luôn cảm thấy khát
  9. Luôn cảm thấy đói (đặc biệt là sau khi ăn)
  10. Mau đói. Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào tế bào, các cơ quan trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên đói dữ dội.
  11. Vùng da tối : Một số người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 có vùng da mượt màu đen trong các nếp gấp và nếp nhăn của các cơ quan - thường ở nách và cổ. Tình trạng này, được gọi là rối loạn sắc tố da, có thể là một dấu hiệu của sức đề kháng insulin.
  12. Xét nghiệm máu :  Muốn kiểm tra tiểu đường, bạn cần làm vài xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm đường máu vào buổi sáng khi chưa ăn gì. Nếu đường máu vượt quá 126 mg/dL trong hai lần, nghĩa là bạn đã bị tiểu đường. Nếu từ 100 đến 125 mg/dL, bạn bị coi là tiền tiểu đường. Nhỏ hơn 99mg/dL là bình thường.
  13. Ngứa ran hoặc tê bì:  Hiện tượng ngứa ran và tê bì ở bàn tay, bàn chân, cùng với cơn đau nóng bỏng hoặc sưng, là các dấu hiệu cho thấy các dây thần kinh đang bị bệnh tiểu đường phá hoại . "Nếu các triệu chứng đó mới xuất hiện, có thể sẽ đảo ngược được". Đó là lý do vì sao chúng ta phải cố gắng kiểm soát đường máu càng sớm càng tốt.
  14. Mệt mỏi và cáu gắt : Tiểu đường khiến bạn mệt mỏi do phải dậy đêm thường xuyên, và do cơ thể bạn phải vật lộn để bù lại lượng đường thiếu hụt. Khi đó bạn sẽ trở nên dễ nổi cáu. 
  15. Nhiễm nấm : Tiểu đường khiến cho cơ thể rất nhạy cảm với các viêm nhiễm, phổ biến là nấm candida và các loại nấm khác. Nấm và vi khuẩn đều sinh sôi mạnh trong môi trường giàu đường. Đặc biệt, phụ nữ cần cảnh giác khi nhiễm nấm candida âm đạo thường xuyên, bởi đó có thể là dấu hiệu bạn bị tiểu đường.
Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp


Các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường tuýp 2:


  • Bị giảm tầm nhìn.
  • Bị liệt dương.
  • Sự thay đổi các vùng da dày màu tối ở cổ, nách, và bẹn, còn gọi là bệnh gai đen.
  • Cảm thấy tê và đau nhói ở bàn chân và bàn tay.
  • Thường xuyên bị nhiễm men.
  • Vừa bị tăng cân.
  • Các vết thương hay vết cắt lâu lành.
  • Ngứa trên da (thường là quanh vùng bẹn hoặc âm đạo).

Bạn có biết theo thống kê khoảng một phần ba (1/3) người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 không biết là họ đã mắc phải nó.
Các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường tuýp 2


Thường thì sẽ không có một triệu chứng nào của bệnh tiểu đường hoặc sự phát triển từ từ của các triệu chứng nói trên. 

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường không chuẩn đoán được cho đến khi biến chứng về sức khỏe xuất hiện. 

Việc xét nghiệm để phát hiện tiểu đường và bắt đầu chữa trị sớm là rất quan trọng để phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn của bệnh này.

Mỗi năm, có hàng trăm triệu người trên thế giới mắc căn bệnh này, nhưng chỉ một số ít người trong họ biết mình có bệnh. Tiểu đường thường được gọi là "tên sát nhân thầm lặng" chính bởi các triệu chứng dễ bỏ qua của nó. 

Cách tốt nhất để biết mình có mắc bệnh không là xét nghiệm máu. Nhưng nếu bạn thấy mình có các triệu chứng dưới đây, hãy đến gặp bác sĩ, theo lời khuyên của bác sĩ Maria Collazo-Clavell, từ Bệnh viện Mayo (Mỹ), 


Từ khóa Triệu chứng bệnh tiểu đường Tuýp 2 liên quan :

  • Những Triệu chứng bệnh đái tháo đường Tuýp 2
  • Các Triệu chứng bệnh tiểu đường Tuýp 2

Bài viết liên quan :

[Đọc Tiếp...]

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường - đái tháo đường

- 1 nhận xét
Người bệnh tiểu đường hay còn gọi đái tháo đường nếu có chế độ ăn đúng cách va cùng với tập luyện và dùng thuốc là 3 phương pháp chính điều trị bệnh tiểu đơờng - Đái tháo đường (ĐTĐ), trong đó, chế độ ăn là biện pháp cần được thực hiện đầu tiên. Chế độ ăn có tác dụng tốt ở đại đa số các bệnh nhân ĐTĐ trên 3 phương diện chính là điều chỉnh cân nặng; hạn chế làm tăng đường máu và làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch.


Vai trò của Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường - đái tháo đường trong điều trị bệnh:


- Trong thực tế, việc thực hiện chế độ ăn điều trị bệnh ĐTĐ thường bị thất bại do vấp phải những thói quen xấu hoặc sự thiếu hiểu biết của người bệnh và người nhà hoặc do sự phức tạp của chế độ ăn khi đã có các biến chứng của ĐTĐ nhất là biến chứng thận. Do vậy, các bệnh nhân ĐTĐ cần có sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng.

- Về nguyên tắc thì không có bất cứ loại thức ăn nào bị cấm đối với bệnh nhân ĐTĐ và một chế độ ăn đa dạng, từ nhiều nguồn thức ăn sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng, giúp cơ thể hoạt động bình thường. Một chế độ ăn đầy đủ và đúng cũng góp phần đảm bảo cho các bệnh nhân ĐTĐ trẻ em phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ. Các chất bột (glucid) được coi như nguồn “xăng dầu” cho cơ thể hoạt động; chất đạm (protid) cung cấp nguyên liệu để xây dựng các tế bào, các mô cơ quan, và chất béo (mỡ) cho nhiều năng lượng và giúp hấp thu một số vitamin. Ăn hoa quả để có đủ vitamin và các muối khoáng.




Người bệnh tiểu đường - đái tháo đường Ăn đều và chia làm nhiều bữa:


- Ăn nhiều chất xơ; ăn vừa phải chất béo; ăn ít đường; ăn đủ vitamin và muối khoáng; hạn chế uống rượu.

Người bệnh tiểu đường - đái tháo đường Ăn đều và chia làm nhiều bữa

>>>> Các dấu hiệu bệnh tiểu đường thường gặp mọi người cần chú ý

Do tâm lý ăn kiêng nên nhiều bệnh nhân ĐTĐ hay bị thiếu vitamin, ví dụ chế độ ăn không có mỡ sẽ hạn chế hấp thu nhiều loại vitamin quan trọng như: vitamin A, D, K... Việc dùng thuốc dài ngày cũng có thể làm thiếu vitamin B12, B9 (acid folic) do ức chế hấp thu ở dạ dày. Còn khi ăn quá nhiều chất xơ lại dễ bị thiếu canxi và sắt. Vì thế, các bệnh nhân ĐTĐ rất cần ăn uống đầy đủ và biết lựa chọn các thức ăn có nhiều vitamin, chất khoáng quan trọng như: sữa, cá hồi... Tốt nhất nên thực hiện chế độ ăn theo lời khuyên của thầy thuốc.


- Số lượng và thời gian các bữa ăn nên ổn định trong thời gian dài điều trị để tránh tình trạng đường máu tăng quá cao sau bữa ăn cũng như đường máu hạ thấp lúc xa bữa ăn, nhất là ở những bệnh nhân phải tiêm insulin hoặc dùng thuốc uống hạ đường máu.

- Các bệnh nhân ĐTĐ nên ăn ít nhất 3 bữa/ngày. Nếu bệnh nhân gầy hoặc hay bị hạ đường máu giữa các bữa ăn thì nên ăn tăng lên trong bữa chính hoặc ăn thêm 1-3 bữa phụ.



Bữa ăn có đủ số calo theo cân nặng và mức độ hoạt động của người bệnh:



- Nhu cầu năng lượng cho một người bình thường đối với nam là khoảng 35calo/kg, nữ là 30calo/kg. Nhu cầu này thay đổi theo mức độ hoạt động thể lực (hoặc lao động), tuổi, giới và cân nặng của mỗi người.

Bữa ăn có đủ số calo theo cân nặng và mức độ hoạt động của người bệnh

>>>> Người bệnh tiểu đường ăn kiêng và không nên ăn gì ?


- Trường hợp bạn béo (BMI > 25) thì cần thực hiện chế độ ăn giảm cân. Không nên ăn quá no hoặc ăn cố, nên ăn chậm và nhai kỹ, không nên lạm dụng các đồ ăn nhanh như: đồ hộp, bánh hamburger, bánh quy…, nên chọn các thức ăn có nhiều chất xơ, nhất là rau xanh.


- Ngược lại nếu bạn quá gầy (BMI < 18,5) thì nên ăn nhiều hơn để làm tăng cân, ví dụ ăn thêm 2-3 bữa phụ/ngày, chọn thức ăn nhiều chất đạm, chất béo, ăn thêm cơm hoặc thức ăn. Tuy nhiên, cần tránh tăng cân quá nhanh hoặc quá mức.


Bệnh nhân đái tháo đường cần chọn thức ăn nhiều vitamin.


Đối với chất đạm

Pate không tốt cho bệnh tiểu đườngHạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích... thay vào đó hãy ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu... nên ưu tiên cá mòi và cá trích vì trong hai loại cá này có chứa chất béo có lợi cho việc chống lại bệnh tim mạch và ung thư.

Người tiểu đường (đái đường) có thể ăn các loại thịt lợn, thịt bò đã lấy sạch mỡ. Tránh tuyệt đối da gà, da vịt bởi nó có chứa rất nhiều cholesterol. Cũng như thực phẩm chứa tinh bột, nên chọn cách chế biến là luộc, kho, nướng hơn là chiên. 



Đối với chất béo

Phải hết sức hạn chế mỡ, các bác sĩ khuyến cáo lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày và lượng mỡ bão hòa phải thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè 



Chất ngọt 


Chất ngọt là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đái tháo đường, nó làm trầm trọng thêm quá trình bệnh lý, tăng các biến chứng nặng nề của bệnh. Lời khuyên của bác sĩ là tránh xa tuyệt đối các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu... Bệnh nhân tiểu đường  nên sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống như Aspartam và sacharine vừa giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng. 

   
Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên chính là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Do vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang theo dõi và điều trị.



Chế độ ăn hạn chế tinh bột, tăng rau quả


Theo bác sĩ Oberbauer, trên thực tế, kể từ sau khi thế giới phát hiện ra insulin giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát được tình trạng bệnh tật, người ta có xu hướng ăn ngày một nhiều tinh bột và protein hơn so với trước kia khi chưa phát hiện được insulin. Điều này cũng khiến các bác sĩ có lúc không biết khuyên bệnh nhân nên ăn một lượng protein hay tinh bột cụ thể ra sao.
Chế độ ăn hạn chế tinh bột, tăng rau quả
>>> Các triệu chứng của bệnh tiểu đường và cách chữa trị

Insulin được phát hiện từ năm 1921, trước đó các điều trị chủ yếu với tiểu đường là để cho đói. Nhưng sau khi phát hiện được insulin thì mọi người tăng dần lượng tinh bột trong khẩu phần ăn đến mức gần như bình thường. Vào khoảng giữa những năm 1980 người ta không biết là nên khuyên người tiểu đường ăn chế độ tinh bột thế nào cho thống nhất. Sau đó các nhà nghiên cứu ở Mỹ tìm thấy là nếu bệnh nhân được ăn lượng protein thấp hơn thì tiến triển của bệnh thận cũng chậm đi.

Insulin là chất được tuyến tụy sản xuất và có tác dụng giúp cơ thể sử dụng hay tích trữ đường từ đồ ăn. Ở những người bị tiểu đường dạng 1, tuyến tụy ngừng sản xuất insulin, trong khi ở những người bị tiểu đường dạng 2 dù cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng cơ thể không đáp ứng tốt với insulin này. Những người bị tiểu đường dạng 2 cần phải uống hoặc tiêm insulin để giúp cơ thể sử dụng đường.

Trước khi phát hiện insulin, các bác sĩ thường sử dụng biện pháp nhịn ăn để kéo dài tuổi thọ của người bệnh. Việc nhịn ăn dẫn đến thiếu chất và cũng dẫn đến tử vong. Các bác sĩ lúc đó đã biết rằng việc nhịn ăn cũng là giảm lượng đường ở người bị tiểu đường. Việc hạn chế calorie trong mỗi bữa ăn đã được chứng minh là có tác dụng tốt với những người bị tiểu đường và thừa cân. Tuy nhiên việc nhịn ăn này không tốt với tất cả mọi người bị tiểu đường vì thường dẫn đến thiếu chất.

Chúng tôi không đưa ra lời khuyên cụ thể về các loại quả nhiều bột hay đường nhưng bạn ăn càng nhiều các loại quả chứa nhiều bột và đường thì nguy cơ bị bệnh thận cũng tăng gấp 3 lần.
- BS. Rainer Oberbauer

Theo bác sĩ Oberbauer, người bị tiểu đường, muốn tránh bị bệnh thận, nên hạn chế ăn thịt đỏ và tinh bột nhưng không có nghĩa là tránh hoàn toàn.

Nếu bạn là người sống trong khó khăn, bố mẹ đi làm từ sớm và bạn tự tìm cách ăn sáng cho mình và bạn có thể quen dần với việc ăn các đồ ăn không tốt. Đó chính là những người không quen với chế độ ăn khỏe mạnh và cần những lời khuyên. Ở đây không có nghĩa là bạn không thể ăn thịt đỏ. Nếu bạn ăn hamburger cho cả sáng,trưa, chiều thì mọi người đều biết là không tốt. Nhưng nếu bạn ăn một thịt đỏ cách một vài ngày thì khác. Nếu bạn không ăn rau quả thì mọi người cũng hiểu đó là không tốt. Với những người không hiểu được vấn đề này, họ cần có lời khuyên từ bác sĩ trong chế độ ăn, đó là giảm thịt đỏ, tinh bột và tăng rau quả trong chế độ ăn mỗi ngày.

Theo bác sĩ Oberbauer, người tiểu đường hoàn toàn có thể sống bình thường với một chế độ ăn thích hợp. Không nên quá lo ngại về các nguy cơ cao về bệnh thận hay tim mạch có liên quan. Dù thế nào đi chăng nữa, một chế độ ăn có nhiều rau quả và ít lượng tinh bột cũng tốt cho tất cả mọi người, không phải chỉ riêng người bị bệnh tiểu đường.


Những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh tiểu đường:


- Các loại thức ăn nên bổ sung: cá biển, miến, thịt bò, rau xanh, đậu, yến mạch (làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường từ 35 – 42%, giúp trái tim khỏe mạnh, chứa chất xơ hòa tan làm chậm sự hấp thu glucose từ thức ăn trong dạ dày và giữ lượng đường trong máu được kiểm soát), sữa chua ít béo, hạnh nhân, cá (nguồn cung cấp protein tuyệt vời), lòng trắng trứng,… là những thực phẩm an toàn và nên bổ sung qua khẩu phần ăn.
Những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh tiểu đường


- Các loại hoa quả như: dưa hấu, dâu tây, dưa lưới, bơ, lê, đào, cherry, bưởi, cam, đu đủ,quýt, quả cóc,… Đều là những loại quả an toàn và cung cấp lượng cacbohydrat vừa phải cho cơ thể, ngoài ra còn cung cấp vitamin C, cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường.

- Uống trà xanh vào mỗi buổi sáng vừa giúp tinh thần sảng khoái và cũng có lợi cho bệnh nhân.

- Ngoài ra cần chú ý uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên và theo dõi chế độ dinh dưỡng qua khẩu phần ăn để kiểm soát tình trạng bệnh tốt nhất cho bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường

Những thực phẩm người mắc bệnh tiểu đường cần kiêng ăn :


Cần tránh những thực phẩm có chứa nhiều cacbohydrate như:

- Rượu: là thứ đồ uống mà các bệnh nhân tiểu đường cần tránh xa, vì rượu kết hợp cùng các loại thức ăn có đường sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh không kiểm soát được.
- Trái cây khô:Tuy chứa chất xơ và dinh dưỡng nhưng lại có lượng đường tự nhiên khá nhiều, cần tránh.

- Đồ ăn nhanh: Làm tăng lượng cholesterol ảnh hưởng xấu đến cơ thể, làm tình trạng bệnh càng xấu hơn

- Gạo trắng: Dù đây là thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn nhưng những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường luôn được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều cơm trong mỗi bữa. Thay vào đó có thể ăn gạo lứt hoặc các ngũ cốc có lợi khác.

- Sữa: có chứa chất béo mà những thành phần này làm giảm đề kháng isulin, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Có thể thay thế bằng sữa ít béo, không đường.

- Ngoài ra nên tránh các thực phẩm như nước trái cây, thịt mỡ,…

 


Người mắc bệnh tiểu đường Ăn kiêng như thế nào?



- Thực phẩm cấm: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.



- Thực phẩm hạn chế: Cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì...), bánh bích qui, trái cây ngọt.


- Thực phẩm không hạn chế: Thịt, tôm, cá, cua, mắm, rau, tất cả các loại đậu. 



Các thực phẩm như trái cây (nhất là lê, táo), rau, đậu, ngũ cốc có thể cung cấp cho cơ thể một lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể) điều đó sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom kiểm soát lượng đường trong máu.



Ở bệnh nhân tiểu đường, đường huyết thường tăng cao sau bữa ăn. Vì thế nên cho bệnh nhân ăn nhiều lần và phân bố lượng calo mỗi bữa cho thích hợp.



Trường hợp đang dùng thuốc hạ đường huyết thì nên ăn trước khi ngủ hay thêm bữa vào những bữa ăn chính.



Các thực phẩm giàu chất xơ sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường. Chất xơ cũng còn có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật, thường có trong cám ngũ cốc, khoai tây, rau xanh, trái cây nhất là các loại họ đậu. 


Vì thế người ta khuyên nên ăn gạo không chà kỹ quá. Nên hạn chế rượu vì rượu có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.
[Đọc Tiếp...]

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Các dấu hiệu bệnh tiểu đường thường gặp mọi người cần chú ý

- 2 nhận xét
Khi thấy Ăn nhiều nhưng lại rất nhanh đói, Mắt bị mờ dần, giảm cân nhanh, Tay, chân bị đau hoặc bị ngứa ran hãy đi thử đường trong máu xem có bị bệnh tiểu đường không vì  đấy là những dấu hiệu bệnh tiểu đường.
Các dấu hiệu bệnh tiểu đường thường gặp mọi người cần chú ý
>>>> Cách chữa trị bệnh tiểu đường bằng cây lôi hội hiệu quả cao

Bệnh tiểu đường hay còn gọi đái tháo đường dường như là một trong số các bệnh khá dễ mắc, là một căn bệnh hết sức nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Người mắc bệhh thường không biết hoặc bỏ qua những dấu hiệu bệnh tiểu đường thường có. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều người không được phát hiện bệnh để có hướng điều trị sớm. sau các dấu hiệu bệnh tiểu đường. nếu gặp không nên chầm chừ mà phải đi khám mau.

Khi đường huyết cao trên 15mmol/L. (Mức đường huyết bình thường là :  Trước bữa ăn: 5,0- 7,2mmol/l, sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 10mmol/l, trước lúc đi ngủ: 6,0-8,3mmol/l) thì có những biển hiện sau:


Những dấu hiệu bệnh tiểu đường thường gặp

Dấu hiệu Đi tiểu nhiều và khát nhiều

Nếu đi tiểu thường xuyên – đặc biệt nếu bạn thường phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu, đó có thể là dấu hiệu của tiểu đường. Hai triệu chứng này lu
ôn đi kèm với nhau, và là cách mà cơ thể bạn cố gắng để kiểm soát tình trạng đường trong máu tăng cao.
Người bệnh thường xuyên phải vào nhà vệ sinh để thải lượng glucozo thoát ra khỏi máu do thận yếu, thường xảy ra khá nhiều vào ban đêm.
Thậm chí lúc nào người bệnh cũng có cảm giác khát nước. Người bệnh có cảm giác này vì cơ thẻ cần bổ sung thêm nước, tiểu nhiều và hay khát nước thường gắn liền với nhau vì vậy người bệnh cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý để điều chỉnh lượng đường trong máu.
Đi tiểu nhiều và khát nhiều là dấu hiệu bệnh tiểu đường


>>>> Người bệnh tiểu đường ăn kiêng và không nên ăn gì ?

Cơ thể luôn mệt mỏi và khó chịu các dấu hiệu bệnh tiểu đường :

Tiểu đường khiến bạn mệt mỏi do phải dậy đêm thường xuyên, và do cơ thể bạn phải vật lộn để bù lại lượng đường thiếu hụt. Khi đó bạn sẽ trở nên dễ nổi cáu.
Lượng đường trong máy quản lý kém có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn bằng cách làm thay đổi cách hành vi như dễ bị kích động thậm chí bạn bị kích động khi không có bất cứ một hành động khiêu khích nào. Khó chịu được coi là một dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường.
Dễ bị cảm lạnh và cúm: Các hệ thống miễn dịch suy yếu làm cho vết cắt và vết bầm tím lâu lành cũng có thể làm cho bạn dễ bị tổn thương và dễ bị cảm lạnh và cúm.
Mệt mỏi và khó chịu. Khi lượng đường trong máu cao, bệnh càng nặng càng làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và người bệnh dễ bị cáu kỉnh.


Giảm cân một cách đột ngột các dấu hiệu bệnh tiểu đường :

Nhiều người bệnh bị giảm cân trầm trọng chỉ trong vòng 2-3 tháng. Do lượng đường trong máu cao, hocmon insulin không nhận được glucozơ vào tế bào để cung cấp năng lượng và protein trong cơ bắp bị phá hủy làm nguồn năng lượng thay thế. Thận cũng phải hoạt động nhiều hơn để loại bỏ lượng đường thừa, làm tốn thêm calo.
Có thể lúc này bạn còn đang mải vui mừng vì bạn đã giảm được vài cân mà không cần phải cố gắng. Việc có quá nhiều đường trong máu cũng đẩy nhanh quá trình giảm cân – có thể từ 5 đến 10 cân trong vòng 2-3 tháng vì hoóc môn insulin không đưa được đường glucose vào trong tế bào – nơi nó sẽ được sử dụng làm năng lượng, vì thế cơ thể nghĩ rằng nó đang “đói” và bắt đầu phá hủy các protein của những bó cơ để làm nguyên liệu thay thế.


Tay, chân bị đau hoặc bị ngứa ran

Đây là dấu hiệu của bệnh lý thần kinh ngoại vi, một điều kiện gây ra bởi tổn thương dây thần kinh của bạn. Không ai biết chính xác lý do tại sao bệnh tiểu đường gây ra bệnh lý thần kinh, hoặc cho dù đó là kết quả của quá nhiều đường, dư thừa insulin, hoặc một thay đổi chuyển hóa.
Đặc biệt là vùng da ở những vùng kín như cổ hoặc nách. Đây có thể là do trong cơ thể người bệnh đã có một quá trình kháng insulin xảy ra ngay cả khi lượng đường trong máu không cao. Khi thấy dấu hiệu này, bạn nên đi kiểm tra lượng đường trong máu.


Vết thương lâu lành là các dấu hiệu bệnh tiểu đường:

Nhiễm trùng: đây cũng là dấu hiệu chỉ điểm cho biết có sự kiểm soát đường huyết kém ở những bệnh nhân đái tháo đường.
Nhiễm trùng, chảy máu hoặc vết thương bầm tím lâu bị lành. Nguyên nhân là do mạch máu bị hư hỏng vì quá nhiều đường lưu thông qua tĩnh mạch và động mạch, làm máu khó lưu thông đến các vùng khác của cơ thể để chữa lành vết thương.
Thường xuyên bị ngứa ran hoặc tê. Hay gặp nhất ở chân và tay. Một số người bệnh ngoài ngứa, tê còn thêm dấu hiệu bị sưng nữa. Nếu lượng đường trong máu cao trong thời gian dài có thể làm các dây thần kinh bị tổn hại vĩnh viễn.
Lợi bị sưng đỏ . Do bệnh tiểu đưòng , lợi và ổ xương răng có nhiều rủi ro bị nhiễm khuẩn làm cho lợi có thể tách khỏi răng, răng có thể bị lung lay hoặc mụn lở hay túi mủ có thể mọc trên lợi.
Vết thương lâu lành là các dấu hiệu bệnh tiểu đường
>>>> Liệu có cách Chữa khỏi bệnh tiểu đường có được không ?

Không thể tập trung học tập, làm việc

Đây là một trong những vấn đề thường gặp nhất đối với người bị bệnh tiểu đường. Biểu hiện phổ biến như mất khả năng tập trung, hay nhầm lẫn và xử lý chậm chạp.


Bị các bệnh về da là các dấu hiệu bệnh tiểu đường 

Da ngứa – có lẽ là kết quả của việc da bị khô hoặc tuần hoàn kém – thường là dấu hiệu của tiểu đường, cùng với các bệnh về da khác như thâm da (quanh cổ hoặc hõm nách). Những người có các dấu hiệu này chắc chắn đã có hiện tượng kháng insulin, dù cho đường máu của họ có thể chưa cao. Vì thế, khi thấy dấu hiệu này, bạn nên đi kiểm tra đường máu.


Ăn nhiều nhưng lại rất nhanh đói

Khi lượng đường trong máu giảm xuống, cơ thể người bệnh “hiểu lầm” là bị đói và cần thêm đường để tế bào hoạt động.
Nếu bạn không tập thể dục nhiều hơn hoặc ăn ít, nhưng lại nhận thấy luôn luôn đói thì rất có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường . Bệnh tiểu đường làm cho glucose đọng lại các tế bào, vì vậy cơ thể của bạn không thể chuyển đổi các thực phẩm bạn ăn thành năng lượng. Điều này, bỏ đói các tế bào và khiến bạn liên tục đói.
Ăn nhiều nhưng lại rất nhanh đói


Giảm khả năng quan hệ, rối loạn chức năng cương dương (liệt dương) là các dấu hiệu bệnh tiểu đường 


Rối loạn cương dương hay còn gọi là “bất lực” là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến 35- 75% nam giới nếu mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn trên 50 tuổi và thường xuyên bị rối loạn tình dục thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường .

Mắt bị mờ dần

Mắt là bộ phận bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Triệu chứng dõ dệt nhất là mắt bị hạn chế tầm nhìn, không còn nhìn được vật với khoảng cách xa như người bình thường. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thừa lượng glucosse trong máu gây ảnh hưởng đến mắt và sản xuất một loại đường tên là sorbitol gây cản trở tầm nhìn của bạn.
Giảm thị lực khá phổ biến ở người bệnh đái tháo đường trong giai đoạn sau của bệnh. Lượng đường cao làm thay đổi hình dạng thấu kính của mắt dẫn đến độ khúc xạ thay đổi, làm giảm tầm nhìn, hình ảnh nhìn được bị méo mó, đôi khi nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy.  Khi lượng đường trong máu trở lại bình thường, triệu chứng này mất đi, nhưng nếu xảy ra trong thời gian dài, mắt sẽ bị tổn thương vĩnh viễn, thậm chí có thể bị mù lòa.


Ngoài ra cần chú ý những dấu hiệu bệnh tiểu đường :

- Triệu chứng xảy ra bao gồm ý thức chậm chạp, lú lẫn, vã mồ hôi, run chân tay, cảm giác đói dữ dội và nặng thì gây hôn mê.
- Hôn mê hạ đường huyết: Đây là tình trạng bệnh nhân bị hạ đường huyết do uống thuốc hay tiêm thuốc insulin quá liều hoặc dùng thuốc đúng liều nhưng bệnh nhân bỏ ăn, ăn ít; hoạt động thể lực nhiều hơn ngày thường.
- Hôn mê nhiễm toan-ceton: Bệnh nhân tiểu đường đang dùng insulin tự ý bỏ thuốc hoặc có thay đổi chế độ dùng thuốc như do nhầm lẫn, hay có thêm biểu hiện của bệnh nhiễm trùng, chấn thương. Biểu hiện của tình trạng cấp cứu là bệnh nhân tiểu nhiều, buồn nôn và nôn, đau bụng, ý thức chậm chạp dần rồi đi vào hôn mê.

Kết : "Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để kiểm soát và phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh tiểu đường nguy hiểm, giữ vệ sinh và chăm sóc bản thân thật tốt. Tuyệt đối không được hút thuốc lá, uống rượu và sử dụng các chất kích thích."
[Đọc Tiếp...]

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Cách chữa trị bệnh tiểu đường bằng cây lôi hội hiệu quả cao

- 2 nhận xét
Việc chữa trị bệnh tiểu đường bằng phương pháp hạn chế thuốc tây nhằm giảm những tác dụng phụ của thuốc tây là rất quan trong trong đó cây thuốc nam từ cây lô hội cũng rất hiệu quả.
Cách chữa trị bệnh tiểu đường bằng cây lôi hội hiệu quả cao


 Khác với dùng thuốc tây để điều trị trong đông y dùng một số loại cây có tác dụng chữa tiểu đường rất hiệu quả. Lô hội ngoài tác dụng làm đẹp nó còn là một trong những cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường rất quý.

Tại sao cây lô hội gọi là cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường


Cậy lô hội đã được dùng làm cây thuốc nam chữa bệnh từ rất lâu. Vị đắng, tính mát, vào 4 kinh Can, Tỳ, Vị, Đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, mát huyết, chỉ huyết (cầm máu), nhuận tràng, thông đại tiện. Thường dùng chữa một số bệnh như đau đầu, chóng mặt, phiền táo, đại tiện bí, viêm dạ dày, tiêu hóa kém, viêm tá tràng, viêm mũi, kinh bế, cam tích, kinh giản (co giật) ở trẻ em, đái tháo đường... Người tỳ vị hư nhược, phụ nữ có thai không nên dùng.

Tùy theo bộ phận dùng làm thuốc. Sách Trung dược như Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục cho rằng lá lô hội có tác dụng thông tiện, thúc kinh, mát máu, ngừng đau, tiêu viêm, tả hỏa, sát trùng, giải độc. Chủ trị nhọt lở độc sưng, bỏng lửa, bỏng nước, cam tích, kinh bế, ghẻ lở.

>>> Các triệu chứng của bệnh tiểu đường và cách chữa trị

Hoa lô hội có tác dụng lợi thấp, mạnh vị. Chủ trị tiêu hóa không tốt, cảm nhiễm đường niệu, thấp chẩn, ho hắng...
Ngoài các tác dụng chữa cách bệnh kể trên thì loại cây này còn được dùng trong điều trị tiểu đường rất tốt.

Theo kinh nghiệm dân gian dùng 200gr cây lô hội (nha đam – Aloe Vera) tươi, rửa sạch, gọt vỏ, bỏ gai, ép nát, thêm vào 200ml nước chín, rồi ép lấy nước cốt uống, hoặc xay bằng máy xay sinh tố để tủ lạnh uống cả ngày.

Đặc tính của cây thuốc nam lô hội chữa bệnh tiểu đường


Trong dân gian, lô hội còn có nhiều tên gọi khác nhau như Du thông, Tượng tỵ thảo, La vi hoa, Long miệt thảo, Lưỡi hổ.... Một số sách cổ như Khai bảo gọi nó là lô hội hay Nô hội, Quỷ đan... Tên khoa học Aloe vera L. var chinensis (Haw) Berger, thuộc họ hành tỏi (Liliaceae). Theo nghĩa Hán, lô có nghĩa là đen, hội là hội tụ, tụ đọng lại, ý chỉ nhựa cây lô hội khi cô lại có màu đen, có thể đóng thành bánh.

Thành phần hóa học: Hoạt chất chủ yếu của lô hội là aloin bao gồm nhiều antraglucosid dưới dạng tinh thể, vị đắng và có tác dụng nhuận tẩy, chiếm tỷ lệ 16-20%. Các nhà khoa học còn thấy lô hội chứa một ít tinh dầu màu vàng có mùi đặc biệt, nhựa cây chiếm 12-13% cũng có tác dụng tẩy.

Những lưu ý khi dùng lô hội làm cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường.

Nhìn chung người bệnh phải hiểu một điều rằng cách điều trị bằng đông y với cây thảo dược khác với cách dùng thuốc tây , nó không có hiệu quả tức thì nhưng về lâu dài thì hiệu quả của nó lại rất cao thậm chí một số cây thuốc nam có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường. 

Chính vì vậy người bệnh phải thật kiên trì thực hiện đều đặn. Ngoài ra để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường đạt hiệu quả cao phí bệnh nhân tiểu đường phải biết kết hợp với cách ăn uống khoa học + tập thể dục thường xuyên đúng phương pháp.

Những lưu ý khi dùng lô hội làm cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường

>>>> Người bệnh tiểu đường ăn kiêng và không nên ăn gì ?


Thông tin thêm về cây lô hội:

Để sản xuất các sản phẩm từ cây Lô Hội có tính thương mại thì đòi hỏi phải có công nghệ cao trong việc tách chiết và bảo quản chất gel, việc này các nhà khoa học đã nghiên cứu, vấn đề còn lại là làm sao để đưa các công nghệ đó vào sản xuất để tạo ra các sản phẩm mang đầy đủ các tính năng hữu ích của loài cây này? Nhưng trước hết chúng ta phải đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng.

Ở nước ta, Lô Hội cũng đã được biết đến từ rất lâu nhưng chỉ làm cây cảnh và dùng để chữa một số bệnh thông thường ngoài da. Kỹ sư Lê Đình Chức đã nghiên cứu kỹ thuật trồng 
cây lô hội, nêu rõ quy trình từ chọn giống, làm đất, kỹ thuật trồng đến chăm sóc và phòng trừ sâu hại cho cây nhằm đạt được năng suất cao.

Cây Lô Hội rất thích hợp trồng ở vùng có khí hậu nóng và không ngập nước, phát triển mạnh ở dạng đất cát và đất pha cát ven biển. Tuy nhiên, cũng có thể trồng Lô Hội trên các loại đất khác, nơi những cây trồng khác kém hiệu quả, như đất hơi kiềm, đất chua, đất sét. Cây đã được trồng nhiều ở Ninh Thuận và một số vùng đất Bình Dương như Tân An …

Khi trồng cây lô hội, nông dân không phải đầu tư ban đầu cao, kỹ thuật chăm sóc đơn giản và trồng một lần có thể thu hái lâu dài, mang lại hiệu quả rất cao.

Dù vậy, điều mà người nông dân lo lắng là khi diện tích trồng ngày càng được nhân rộng thì tìm đầu ra để tiêu thụ sản phẩm là rất khó và ước ao có một thị trường tiêu thụ tàu lá 
cây lô hội. Các nhà khoa học Việt Nam bước đầu đã nghiên cứu một số công nghệ, góp phần giải quyết những khó khăn cho người trồng. Một số kết quả có thể kể đến như:

– Công nghệ sản xuất các chế phẩm thực dưỡng từ cây Nha đam (Lô Hội) Aloe vera, sản phẩm của Công ty TNHH Sức Khỏe Vàng, năm 2003.


– Công nghệ và thiết bị sản xuất thực phẩm bảo kiện và dược phẩm, mỹ phẩm từ cây Nha đam (Lô Hội) Aloe vera Barbadensis, sản phẩm của Công ty TNHH Sức Khỏe Vàng, năm 2006.


– Tác giả Nguyễn Phú Kiều cũng nghiên cứu ứng dụng dược tính của Lô Hội trong y học: Vegakiss dùng để điều trị HIV/AIDS từ cây Trà hoa Dormoy và 
cây lô hội năm 2006.

Với lợi thế về địa lý và khí hậu ở nước ta, chúng ta có thể phát triển vườn cây lô hội theo hướng công nghiệp, mặt khác cũng cần hỗ trợ các nhà khoa học trong các nghiên cứu tạo ra các máy móc thiết bị, các quy trình công nghệ để chiết xuất các chất có ích cho chế biến sản phẩm và xuất khẩu.
[Đọc Tiếp...]

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường và cách chữa trị

- 1 nhận xét


Để hiểu rõ các triệu chứng của bệnh tiểu đường giúp bạn sớm phát hiện căn bệnh này nhằm có giải pháp chữa trị kịp thời. Bệnh tiểu đường hay còn gọi đái tháo đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao;  trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh là kẻ giết người thầm lặng, xảy ra khá phổ biến nhưng nhiều người đã không biết mình mắc bệnh.
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường và cách chữa trị


Các triệu chứng của bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

Tuy bệnh tiểu đường không nguy hiểm nhưng lại là nguyên nhân chính dẫn tới mắc các bệnh hiểm nghèo khác điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận, liệt dương, mù mắt…
Phân loại bệnh Tiểu đường


Theo Tổ chức Y tế thế giới công bố hiện nay bệnh Tiểu đường được chia làm 3 loại:

bệnh tiểu đường loại 1 (typ 1) : Đây là thể bệnh gây ra do tụy tạng không tiết insulin. Theo thống kê thì có khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và những người ở độ tuổi dưới 20
bệnh tiểu đường loại 2 (typ 2) : Thể bệnh gây ra do tiết giảm insulin và đề kháng insulin. Loại này chiếm 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên.
- bệnh tiểu đường do thai nghén: Tỷ lệ bệnh tiểu đường trong thai kỳ chiếm 3-5% số thai nghén, phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ


Nguyên nhân gây bệnh Tiểu đường

– Đối với bệnh tiểu đường do thai nghén: đây là thể bệnh chiếm tỷ lệ ít nhất trong các nhóm bệnh tiểu đường và được phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ và có nhiều khả năng biến chứng thành bệnh tiểu đường 2 type.
– Đối với bệnh tiểu đường type 2: được coi là một bệnh mãn tính gây ra bởi sự ảnh hưởng của quá trình chuyển hóa đường(glucoz) trong cơ thể làm cho cơ thể tạo lên 1 sức đề kháng đối với insulin.
– Đối với bệnh tiểu đường type 1 thì nguyên nhân chính gây bệnh là do tụy không tiết đủ insulin hoặc do tế bào không sử dụng được insulin, dẫn đến cơ thể thiếu hụt lượng insulin cần thiết, làm tăng đường huyết và tiểu đường.
– Insulin là một nội tiết tố được tế bào đặc biệt của tuyến tuỵ bài tiết ra, có tác dụng đưa glucose vào trong tế bào và giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa glucose máu.
– Tuỵ là một cơ quan nằm sâu trong bụng, phía sau bao tử.
Nguyên nhân gây bệnh Tiểu đường

>>>> Người bệnh tiểu đường ăn kiêng và không nên ăn gì ?

Dấu hiệu sớm của bệnh Tiểu đường:

Hầu hết những bệnh nhân khi chớm mắc bệnh đái tháo đường thường có những dấu hiệu sớm về rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể như:
– Cảm giác mệt mỏi hay buồn ngủ sau khi ăn
– Nghiện ăn vặt
– Có vấn đề về cân nặng: thừa cân, bép phì…
– Có các biến chứng của bệnh Cao huyết áp


Các triệu chứng của bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

-  Chậm hồi phục từ các vết thương. Một số người sẽ thấy rằng họ dễ dàng bị thâm tím, loét hoặc tổn thương da khi va chạm nhẹ và thường thì các vết thương này lâu lành.
- Buồn nôn, khi đó có thể người bệnh có những biểu hiện nôn đi kèm hoặc không nôn.
- Mờ mắt. Nhìn mờ. Tê hoặc ngứa ran ở tay và chân. Da khô, ngứa. Đây là một vấn đề cần được quan tâm cẩn thận do nhiều người được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường ngay sau khi họ gặp vấn đề với tầm nhìn. Tiểu đường có thể gây ra mù tạm thời, đôi khi là mù vĩnh viễn.
- Giảm cân hoặc tăng cân bất thường và kèm theo mệt mỏi. Người có thể béo phì hoặc gầy yếu đi nhanh chóng. Điều này có thể là do các vấn đề khác như tăng hoặc giảm hoạt động của tuyến giáp, vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện kiểm tra y tế và xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân.
- Thường xuyên đi tiểu và thường đi ngay sau khi uống nước khoảng 15-20 phút. Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của đái tháo đường ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên cũng không nên vội kết luận rằng một người bị bệnh tiểu đường dựa trên triệu chứng ít này vì cũng có những nguyên nhân khác cũng gây ra đi tiểu nhiều như ăn quá nhiều đồ hải sản…
- Thèm ăn và trở nên ăn nhiều. Hay cảm thấy đói Khi lượng đường trong máu giảm xuống, cơ thể người bệnh “hiểu lầm” là bị đói và cần thêm đường để tế bào hoạt động. Thường xuyên Khát nước quá mức bình thường, khô miệng ngay cả sau khi uống nước.
- Thường xuyên nhiễm trùng hoặc các vết thương không lành,
- Nhiễm nấm men: Tiến sĩ Collazo-Clavell giải thích, bệnh tiểu đường là một trạng thái ức chế miễn dịch nên rất nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng, phổ biến nhất là nấm men (candida), vì loại nấm này phát triển mạnh trong môi trường nhiều đường. Đặc biệt, phụ nữ dễ bị nhiễm candida ở âm đạo.
- Cơ thể bị phù lên
- Giai đoạn đầu có thể bị xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
- Ngứa ran hoặc đau ở bàn chân hoặc bàn tay: Đây là dấu hiệu của bệnh lý thần kinh ngoại vi, một điều kiện gây ra bởi tổn thương dây thần kinh của bạn. Không ai biết chính xác lý do tại sao bệnh tiểu đường gây ra bệnh lý thần kinh, hoặc cho dù đó là kết quả của quá nhiều đường, dư thừa insulin, hoặc một thay đổi chuyển hóa.


Lời khuyên: Hãy đi xét nghiệm máu thường xuyên

Xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh tiểu đường, không chỉ một lần mà nên tiến hành thường xuyên theo định kỳ. Hãy kiểm tra đường huyết lúc đói, sau một đêm (hoặc tám tiếng) không ăn uống. Nếu lượng đường huyết trong hai lần đo đều trên 126 mg/dL có nghĩa bạn đã bị bệnh tiểu đường. Với người bình thường lượng đường huyết là 99 mg/dL, từ 100-125 mg/dL là tiền tiểu đường.


Biến chứng của bệnh tiểu đường

– Có thể bị nhiễm trùng ở bất cứ bộ phận nào, điển hình như: răng miệng, lợi, nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiểu bàng quang, thận…
– Giảm thị lực, đục thủy tinh thể, quáng gà, mù lòa…
– Nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, mỡ máu và đột quỵ,…
– Biến chứng về răng lợi do lượng đường trong máu cao dễ gây sâu răng, hôi miệng…
– Tổn thương thần kinh ngoại vi: hô da, nứt nẻ, chai chân, lở loét, sưng phù, … dễ dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử, gây loét…
Biến chứng của bệnh tiểu đường
>>>> Những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1, type2

Hướng điều trị bệnh tiểu đường

- Theo khuyến cáo của các nhà nghiên cứu thể bệnh cùng các bác sĩ chuyên khoa đầu nghành thì để phòng tránh cũng như điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhất bạn lên kết hợp một lối sống lành mạnh (bổ sung chế độ ăn hợp lý) một chế độ thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức khỏe kết hợp với sử dụng thuốc hoặc các loại thảo dược thiên nhiên có ích.
- Khi được kết luận bị mắc bệnh dư thừa đường thì bạn cũng không lên hốt hoảng bởi  bệnh tiểu đường tuy là căn bệnh nguy hiểm nhưng không phải là không có các điều trị. Bệnh đái tháo đường nếu được điều trị một cách hợp lý thì người bệnh sẽ sớm khỏi và không phải lo ngại các vấn đề về sức khỏe sau này…


Điều trị bệnh tiểu đường bằng thảo dược

Điều trị chữa bệnh tiểu đường bằng các loại thảo dược vừa an toàn và hiệu quả không gây tác dụng phụ. Dưới đây là một số loại thảo dược có tác dụng trị tiểu đường rất tốt mọi người cùng tham khảo và lựa chọn phương pháp phù hợp.

Tỏi : Nuốt một nhánh tỏi mỗi ngày vào buổi sáng. Các thành phần cấu thành lên tỏi đã được chứng minh một cách khoa học là có tác dụng làm giảm độ đường huyết.

Hạt cỏ Methi : Dùng 2 thìa cà phê đầy hạt cỏ cari (dạng bột) mỗi ngày vào buổi sáng, có thể dùng kèm với sữa. Một cách khác để sử dụng là ngâm từ 10-12 hạt trong nước qua đêm và uống nước vào sáng hôm sau. Hạt cỏ cari thậm chí có thể giúp kiểm soát nồng độ đường huyết vô cùng cao.

Lá cây ca-ri : Ăn từ 8 đến 10 lá cây ca-ri vào buổi sáng trong vòng khoảng 3 tháng.
Loại lá cây này có thể làm chậm căn bệnh đái tháo đường do gen. Nhờ vào đặc tính giảm cân của nó, lá cây ca-ri cũng phòng căn bệnh này do béo phì. Khi cân nặng được giảm, bệnh nhân tiểu đường dừng đi tiểu ra glu-cô-zơ.

Madhuca : Sắc vỏ cây Madhuca có thể điều trị bệnh tiểu đường bởi nó giúp làm giảm nồng độ đường huyết.


Lối sống và thái độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường
Chế độ ăn tốt cho bất kỳ người đái tháo đường cũng cần thoả mãn các yếu tố cơ bản sau:
  • Đơn giản và không quá đắt tiền.
  • Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.
  • Duy trì được cân nặng ở mức cân nặng lý tưởng hoặc giảm cân đến mức hợp lý.
  • Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận …
  • Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.
  • Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.
  • Phù hợp tập quán ăn uống của địa dư, dân tộc của bản thân và gia đình.
  • Đủ chất Đạm – Béo – Bột – Đường – Vitamin – Muối khoáng – Nước với khối lượng hợp lý.
  • Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn.
[Đọc Tiếp...]
 
Copyright © . Bệnh Tiểu Đường - Posts · Comments
Theme Template by Lô Hội