Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Bệnh tiểu đường nên ăn gì tốt nhất?

Bệnh tiểu đường nên ăn gì tốt nhất?

Người mắc bệnh tiểu đường thường được bác sĩ căn dặn rất kỹ về vấn đề ăn uống, nhất là kiêng ăn gì, ngoài những gì phải kiêng thì ăn được. Nhưng người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì tốt nhất? để sống khỏe với bệnh.
Bệnh tiểu đường nên ăn gì tốt nhất?


Những thực phẩm tốt nhất cho bệnh tiểu đường :

Theo thông tin chia sẻ từ bác sĩ Ngỗ Văn Quỹ và Nguyễn Thị Kim Hưng (Giám đốc trung tâm dinh dưỡng thành phố) trên báo Sức khoẻ Đời sống, Người bệnh chỉ nên sử dụng đường trong các món nấu nướng như: canh chua, kho cá, thịt, pha nước mắm,... hoặc chỉ nửa muỗng cà phê trong tách cà phê sáng.

 Nên ưu tiên sử dụng chất bột đường phức tạp như đậu, khoai, gạo, mì, nui, các loại rau xanh và trái cây ít ngọt. Các chất này được cơ thể hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết và nhiều chất xơ cần thiết.

Theo các bác sĩ, chỉ riêng việc giảm cân đã là cách điều trị có hiệu quả, không cần dùng đến thuốc hoặc dùng với liều lượng rất ít và chỉ trong thời gian ngắn. Trong chế độ ăn giảm cân, người bệnh tăng cường lượng rau xanh, trái cây ít ngọt, thịt nạc thay cho cơm và các thức ăn chiên, quay; nên uống các loại nước trái cây, sữa đã lọc bỏ bơ, cà phê đen không đường...
Những thực phẩm tốt nhất cho bệnh tiểu đường


Chọn các loại thực phẩm với chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu ô liu, bơ, dầu thực vật rất tốt cho người tiểu đường. Hạn chế chất béo bão hòa từ sữa và các sản phẩm khác từ động vật. Loại bỏ hoàn  toàn các chất béo trong đồ ăn nhanh và chế biến sẵn.


Nguyên tắc ăn uống có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường :


- Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.

- Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.

- Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.


Nguyên tắc ăn uống có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường



Các chất béo lành mạnh :

- Chất béo đơn không bão hòa được xếp vào nhóm chất béo không có hại cho sức khỏe, hay còn gọi là chất béo “lành mạnh”. Loại chất béo này có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu. Bệnh nhân tiểu đường thường có nguy cơ bị bệnh tim và hàm lượng cholesterol cao, do đó, những thực phẩm có chứa chất béo đơn không bão hòa là vô cùng quan trọng.


- Các loại thực phẩm với chất béo lành mạnh bao gồm hạnh nhân, lạc, hồ đào, hạt vừng, ô liu, dầu oliu, bơ và dầu hạt cải.

- Các loại cá biển có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi..



Thịt nạc :


- Thịt nạc không chỉ chứa ít chất béo bão hòa mà còn có một lượng chất đạm dồi dào, có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu. Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, bệnh nhân tiểu đường nên ăn thịt nạc hàng ngày.

- Cá bơn, cá trích, cá hồi, cá rô phi, cá mòi, cá ngừ, sò điệp, tôm, sò, thịt gia cầm (không có da) và thịt thăn chính là những nguồn protein lý tưởng cho những người bị đái tháo đường.

- Các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò vì chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư


Các loại hạt tốt cho bệnh tiểu đường :

- Ngũ cốc nguyên hạt với hàm lượng chất xơ, khoáng chất và vitamin cao cũng là một lựa chọn lành mạnh khác trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường. Theo các chuyên gia, ăn nhiều ngũ cố nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 lên đến 30 phần trăm.

- Các loại hạt như hạnh nhân, quả hạch Brazil, hạt điều, hạt dẻ, quả hồ đào, hạt thông, và quả óc chó… có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng có lợi cho người bị tiểu đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy, người bệnh tiểu đường ăn các loại hạt thường xuyên thậm chí còn có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của biến chứng.

- Các sản phẩm ngũ cốc bao gồm bột yến mạch, kê, Bulgur, kiều mạch, hạt quinoa, bánh mì nguyên hạt…

- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như cám ngũ cốc, rau xanh, các loại họ đậu,… có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường.


Ăn nhiều rau xanh và trái cây :


- Rau xanh và trái cây là những nguồn chất xơ, khoáng chất, và vitamin tự nhiên rất dồi dào. Đồng thời, đây cũng là những thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa và hợp chất phytochemical cao, có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể.

- Một số loại rau củ như cải xoăn, mù tạt xanh, cam, chanh, củ cải, bông cải xanh, củ cải, rau bina, bưởi, dâu tây và quả việt quất là những loại thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường. Những thực phẩm này có hàm lượng carbohydrat và calo thấp.

- Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, những người bị tiểu đường nên tránh các loại rau củ giàu tinh bột hoặc các loại thực phẩm nhiều carbohydrate như khoai tây và ngô.

- Các loại hoa quả it đường như: táo, bưởi, cam, quýt… Đều là những loại quả an toàn và cung cấp lượng cacbohydrat vừa phải cho cơ thể, ngoài ra còn cung cấp vitamin C, cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường.

- Hoa quả chứa nhiều đường hơn rau xanh, bệnh nhân tiểu đường muốn khống chế lượng đường ổn định cần ăn hoa quả vào khoảng giữa hai bữa ăn. Trong hoa quả có chứa nhiều nguyên tố vi lượng, có tác dụng nâng cao hoạt tính insulin. Trong trường hợp phải khống chế lượng đường huyết, ăn hoa quả một lượng vừa đủ sẽ rất hữu ích cho sức khỏe của con người.


Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn những trái cây này:


Quả óc chó : 

Khoảng 28 gram quả óc chó cung cấp 2g chất xơ và 2.6g ALA. Nhưng đồng thời sẽ cung cấp tới 185 calo, do đó hãy chú ý không nên ăn quá nhiều.

Quả chà là :

Quả chà là có màu nâu, vị ngọt và hơi dính. Loại quả này tốt cho người bệnh tiểu đường, chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn các loại quả như nho, cam, bông cải xanh hay hạt tiêu. 

Roi :

Giống như bưởi, roi cũng là loại quả có tác dụng khống chế lượng đường trong máu. Thậm chí cả hạt roi cũng có tác dụng chữa bệnh, bạn có thể ăn roi sau đó lấy hạt phơi khô và tán thành bộ, uống với nước. Cách làm này không những tốt đối với bệnh nhân tiểu đường mà nó còn giúp bạn thỏa mãn cơn khát và ngăn ngừa tình trạng đi tiểu nhiều lần.

Dưa lê :

Làm món tráng miệng buổi tối hay là một phần trong bữa ăn sáng sẽ là tốt nhất. Lưu ý là chỉ nên ăn 1 cốc nhỏ dưa đã cắt miếng.

Đu đủ:

Đu đủ là loại hoa quả tốt cho sức khỏe và chữa được nhiều bệnh khác nhau nếu dùng đúng cách, trong đó nổ bật là bệnh tiểu đường. Cách dùng: dùng 2 miếng đu đủ sẽ cung cấp 1 khẩu phần cacbon-hydrate và thêm 1 hũ sữa chua không đường cùng một món ăn chính là đủ cho một bữa sáng lý tưởng.

Dâu tây :

Không có gì tốt hơn là món dâu tây mỗi tối. Với một 1/4 cốc dâu dây, lượng cacbon-hydrate chỉ là 15g và có thể thay thế cho món kem hay sữa chua tráng miệng.

Quả bơ :

Bơ cho món nướng, sa lát là món mà người tiểu đường có thể ăn được mỗi ngày.

Quả cóc :

Trái cóc có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bệnh tiểu đường týp II (tức là loại tiểu đường do chế độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh bột sinh ra. Vì vậy có người còn gọi là bệnh tiểu đường “mắc phải”).

Đào :

Trái đào là một nguồn tốt cho vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Trái đào là một nguồn tốt cho vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường (Ảnh minh họa)

Đào giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Cam :

Cam được biết đến với hàm lượng vitamin C cao, carb thấp và chứa chất kali. Cam cũng được cho là một trong những loại quả an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.

Lê :

Nhiều kali, chất xơ và ít đường, bạn nên đưa trái lê vào chế độ ăn của mình .

Kiwi :

Kiwi cho kali, chất xơ và vitamin C, đồng thời chứa tinh bột thấp cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường giúp hạ đường huyết trong máu.

Táo :

Táo chứa nhiều chất oxy hóa giúp giảm lượng cholesterol, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể.

Mơ :

Mơ có lượng carb thấp, chất xơ cao giàu vitamin A. Mơ là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường.

Anh đào :

Anh đào có đặc tính chống oxy hóa, cộng với ít hydrat-cacbon (phân tử đường trong trái cây) giữ cho mức đường huyết ổn định. Bạn chỉ nên ăn 12 trái anh đào mỗi ngày là đủ
                            
Dưa hấu :

Dưa hấu rất giàu vitamin B và C, cũng như beta-carotene, kali và lycopene thấp nên là loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, với loại quả này bạn chỉ nên ăn ít.


Quả mâm xôi, quả việt quất :

Các loại quả như mâm xôi, việt quất có chứa chất oxy hóa. Bên cạnh đó, nó cũng có nhiều chất xơ, tinh bột thấp và các vitamin khác nhau phù hợp với người bị tiểu đường.

Các loại quả như mâm xôi, việt quất có chứa chất oxy hóa phù hợp với người bị tiểu đường.

Bưởi đỏ :

Bưởi là lựa chọn rất lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường. Người bị tiểu đường có thể dùng một nửa trái bưởi đỏ mỗi ngày.


Kết : Những loại trái cây trên rất tốt và an toàn cho bị bệnh tiểu đường nên ăn, Nên chọn và thay đổi các loại hoa quả khác nhau để ăn ngon hơn và tốt cho cơ thể. 

Nên làm :

- Uống trà xanh vào mỗi buổi sáng vừa giúp tinh thần sảng khoái và cũng có lợi cho bệnh nhân.

- Ngoài ra cần chú ý uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên và theo dõi chế độ dinh dưỡng qua khẩu phần ăn để kiểm soát tình trạng bệnh tốt nhất cho bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.

2 nhận xét:

  1. Bạn có thể xem chi tiết hơn về bệnh tiểu đường là gì, người tiểu đường nên ăn gì và bệnh tiểu đường không nên ăn gì,cách chữa tiểu đường hiệu quả nhất
    http://cachtot.com/tieu-duong

    Trả lờiXóa
  2. Mình cũng biết đến gạo Hữu cơ Thần Nông Ong Biển chưa 2 hợp chất MA MB tốt cho người tiểu đường với gout .Mọi người có thể tìm hiểu kĩ hơn nek.https://alphadso.asia?u=4514160002

    Trả lờiXóa

 
Copyright © . Bệnh Tiểu Đường - Posts · Comments
Theme Template by Lô Hội