Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường - đái tháo đường

Người bệnh tiểu đường hay còn gọi đái tháo đường nếu có chế độ ăn đúng cách va cùng với tập luyện và dùng thuốc là 3 phương pháp chính điều trị bệnh tiểu đơờng - Đái tháo đường (ĐTĐ), trong đó, chế độ ăn là biện pháp cần được thực hiện đầu tiên. Chế độ ăn có tác dụng tốt ở đại đa số các bệnh nhân ĐTĐ trên 3 phương diện chính là điều chỉnh cân nặng; hạn chế làm tăng đường máu và làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch.


Vai trò của Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường - đái tháo đường trong điều trị bệnh:


- Trong thực tế, việc thực hiện chế độ ăn điều trị bệnh ĐTĐ thường bị thất bại do vấp phải những thói quen xấu hoặc sự thiếu hiểu biết của người bệnh và người nhà hoặc do sự phức tạp của chế độ ăn khi đã có các biến chứng của ĐTĐ nhất là biến chứng thận. Do vậy, các bệnh nhân ĐTĐ cần có sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng.

- Về nguyên tắc thì không có bất cứ loại thức ăn nào bị cấm đối với bệnh nhân ĐTĐ và một chế độ ăn đa dạng, từ nhiều nguồn thức ăn sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng, giúp cơ thể hoạt động bình thường. Một chế độ ăn đầy đủ và đúng cũng góp phần đảm bảo cho các bệnh nhân ĐTĐ trẻ em phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ. Các chất bột (glucid) được coi như nguồn “xăng dầu” cho cơ thể hoạt động; chất đạm (protid) cung cấp nguyên liệu để xây dựng các tế bào, các mô cơ quan, và chất béo (mỡ) cho nhiều năng lượng và giúp hấp thu một số vitamin. Ăn hoa quả để có đủ vitamin và các muối khoáng.




Người bệnh tiểu đường - đái tháo đường Ăn đều và chia làm nhiều bữa:


- Ăn nhiều chất xơ; ăn vừa phải chất béo; ăn ít đường; ăn đủ vitamin và muối khoáng; hạn chế uống rượu.

Người bệnh tiểu đường - đái tháo đường Ăn đều và chia làm nhiều bữa

>>>> Các dấu hiệu bệnh tiểu đường thường gặp mọi người cần chú ý

Do tâm lý ăn kiêng nên nhiều bệnh nhân ĐTĐ hay bị thiếu vitamin, ví dụ chế độ ăn không có mỡ sẽ hạn chế hấp thu nhiều loại vitamin quan trọng như: vitamin A, D, K... Việc dùng thuốc dài ngày cũng có thể làm thiếu vitamin B12, B9 (acid folic) do ức chế hấp thu ở dạ dày. Còn khi ăn quá nhiều chất xơ lại dễ bị thiếu canxi và sắt. Vì thế, các bệnh nhân ĐTĐ rất cần ăn uống đầy đủ và biết lựa chọn các thức ăn có nhiều vitamin, chất khoáng quan trọng như: sữa, cá hồi... Tốt nhất nên thực hiện chế độ ăn theo lời khuyên của thầy thuốc.


- Số lượng và thời gian các bữa ăn nên ổn định trong thời gian dài điều trị để tránh tình trạng đường máu tăng quá cao sau bữa ăn cũng như đường máu hạ thấp lúc xa bữa ăn, nhất là ở những bệnh nhân phải tiêm insulin hoặc dùng thuốc uống hạ đường máu.

- Các bệnh nhân ĐTĐ nên ăn ít nhất 3 bữa/ngày. Nếu bệnh nhân gầy hoặc hay bị hạ đường máu giữa các bữa ăn thì nên ăn tăng lên trong bữa chính hoặc ăn thêm 1-3 bữa phụ.



Bữa ăn có đủ số calo theo cân nặng và mức độ hoạt động của người bệnh:



- Nhu cầu năng lượng cho một người bình thường đối với nam là khoảng 35calo/kg, nữ là 30calo/kg. Nhu cầu này thay đổi theo mức độ hoạt động thể lực (hoặc lao động), tuổi, giới và cân nặng của mỗi người.

Bữa ăn có đủ số calo theo cân nặng và mức độ hoạt động của người bệnh

>>>> Người bệnh tiểu đường ăn kiêng và không nên ăn gì ?


- Trường hợp bạn béo (BMI > 25) thì cần thực hiện chế độ ăn giảm cân. Không nên ăn quá no hoặc ăn cố, nên ăn chậm và nhai kỹ, không nên lạm dụng các đồ ăn nhanh như: đồ hộp, bánh hamburger, bánh quy…, nên chọn các thức ăn có nhiều chất xơ, nhất là rau xanh.


- Ngược lại nếu bạn quá gầy (BMI < 18,5) thì nên ăn nhiều hơn để làm tăng cân, ví dụ ăn thêm 2-3 bữa phụ/ngày, chọn thức ăn nhiều chất đạm, chất béo, ăn thêm cơm hoặc thức ăn. Tuy nhiên, cần tránh tăng cân quá nhanh hoặc quá mức.


Bệnh nhân đái tháo đường cần chọn thức ăn nhiều vitamin.


Đối với chất đạm

Pate không tốt cho bệnh tiểu đườngHạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích... thay vào đó hãy ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu... nên ưu tiên cá mòi và cá trích vì trong hai loại cá này có chứa chất béo có lợi cho việc chống lại bệnh tim mạch và ung thư.

Người tiểu đường (đái đường) có thể ăn các loại thịt lợn, thịt bò đã lấy sạch mỡ. Tránh tuyệt đối da gà, da vịt bởi nó có chứa rất nhiều cholesterol. Cũng như thực phẩm chứa tinh bột, nên chọn cách chế biến là luộc, kho, nướng hơn là chiên. 



Đối với chất béo

Phải hết sức hạn chế mỡ, các bác sĩ khuyến cáo lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày và lượng mỡ bão hòa phải thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè 



Chất ngọt 


Chất ngọt là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đái tháo đường, nó làm trầm trọng thêm quá trình bệnh lý, tăng các biến chứng nặng nề của bệnh. Lời khuyên của bác sĩ là tránh xa tuyệt đối các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu... Bệnh nhân tiểu đường  nên sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống như Aspartam và sacharine vừa giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng. 

   
Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên chính là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Do vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang theo dõi và điều trị.



Chế độ ăn hạn chế tinh bột, tăng rau quả


Theo bác sĩ Oberbauer, trên thực tế, kể từ sau khi thế giới phát hiện ra insulin giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát được tình trạng bệnh tật, người ta có xu hướng ăn ngày một nhiều tinh bột và protein hơn so với trước kia khi chưa phát hiện được insulin. Điều này cũng khiến các bác sĩ có lúc không biết khuyên bệnh nhân nên ăn một lượng protein hay tinh bột cụ thể ra sao.
Chế độ ăn hạn chế tinh bột, tăng rau quả
>>> Các triệu chứng của bệnh tiểu đường và cách chữa trị

Insulin được phát hiện từ năm 1921, trước đó các điều trị chủ yếu với tiểu đường là để cho đói. Nhưng sau khi phát hiện được insulin thì mọi người tăng dần lượng tinh bột trong khẩu phần ăn đến mức gần như bình thường. Vào khoảng giữa những năm 1980 người ta không biết là nên khuyên người tiểu đường ăn chế độ tinh bột thế nào cho thống nhất. Sau đó các nhà nghiên cứu ở Mỹ tìm thấy là nếu bệnh nhân được ăn lượng protein thấp hơn thì tiến triển của bệnh thận cũng chậm đi.

Insulin là chất được tuyến tụy sản xuất và có tác dụng giúp cơ thể sử dụng hay tích trữ đường từ đồ ăn. Ở những người bị tiểu đường dạng 1, tuyến tụy ngừng sản xuất insulin, trong khi ở những người bị tiểu đường dạng 2 dù cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng cơ thể không đáp ứng tốt với insulin này. Những người bị tiểu đường dạng 2 cần phải uống hoặc tiêm insulin để giúp cơ thể sử dụng đường.

Trước khi phát hiện insulin, các bác sĩ thường sử dụng biện pháp nhịn ăn để kéo dài tuổi thọ của người bệnh. Việc nhịn ăn dẫn đến thiếu chất và cũng dẫn đến tử vong. Các bác sĩ lúc đó đã biết rằng việc nhịn ăn cũng là giảm lượng đường ở người bị tiểu đường. Việc hạn chế calorie trong mỗi bữa ăn đã được chứng minh là có tác dụng tốt với những người bị tiểu đường và thừa cân. Tuy nhiên việc nhịn ăn này không tốt với tất cả mọi người bị tiểu đường vì thường dẫn đến thiếu chất.

Chúng tôi không đưa ra lời khuyên cụ thể về các loại quả nhiều bột hay đường nhưng bạn ăn càng nhiều các loại quả chứa nhiều bột và đường thì nguy cơ bị bệnh thận cũng tăng gấp 3 lần.
- BS. Rainer Oberbauer

Theo bác sĩ Oberbauer, người bị tiểu đường, muốn tránh bị bệnh thận, nên hạn chế ăn thịt đỏ và tinh bột nhưng không có nghĩa là tránh hoàn toàn.

Nếu bạn là người sống trong khó khăn, bố mẹ đi làm từ sớm và bạn tự tìm cách ăn sáng cho mình và bạn có thể quen dần với việc ăn các đồ ăn không tốt. Đó chính là những người không quen với chế độ ăn khỏe mạnh và cần những lời khuyên. Ở đây không có nghĩa là bạn không thể ăn thịt đỏ. Nếu bạn ăn hamburger cho cả sáng,trưa, chiều thì mọi người đều biết là không tốt. Nhưng nếu bạn ăn một thịt đỏ cách một vài ngày thì khác. Nếu bạn không ăn rau quả thì mọi người cũng hiểu đó là không tốt. Với những người không hiểu được vấn đề này, họ cần có lời khuyên từ bác sĩ trong chế độ ăn, đó là giảm thịt đỏ, tinh bột và tăng rau quả trong chế độ ăn mỗi ngày.

Theo bác sĩ Oberbauer, người tiểu đường hoàn toàn có thể sống bình thường với một chế độ ăn thích hợp. Không nên quá lo ngại về các nguy cơ cao về bệnh thận hay tim mạch có liên quan. Dù thế nào đi chăng nữa, một chế độ ăn có nhiều rau quả và ít lượng tinh bột cũng tốt cho tất cả mọi người, không phải chỉ riêng người bị bệnh tiểu đường.


Những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh tiểu đường:


- Các loại thức ăn nên bổ sung: cá biển, miến, thịt bò, rau xanh, đậu, yến mạch (làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường từ 35 – 42%, giúp trái tim khỏe mạnh, chứa chất xơ hòa tan làm chậm sự hấp thu glucose từ thức ăn trong dạ dày và giữ lượng đường trong máu được kiểm soát), sữa chua ít béo, hạnh nhân, cá (nguồn cung cấp protein tuyệt vời), lòng trắng trứng,… là những thực phẩm an toàn và nên bổ sung qua khẩu phần ăn.
Những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh tiểu đường


- Các loại hoa quả như: dưa hấu, dâu tây, dưa lưới, bơ, lê, đào, cherry, bưởi, cam, đu đủ,quýt, quả cóc,… Đều là những loại quả an toàn và cung cấp lượng cacbohydrat vừa phải cho cơ thể, ngoài ra còn cung cấp vitamin C, cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường.

- Uống trà xanh vào mỗi buổi sáng vừa giúp tinh thần sảng khoái và cũng có lợi cho bệnh nhân.

- Ngoài ra cần chú ý uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên và theo dõi chế độ dinh dưỡng qua khẩu phần ăn để kiểm soát tình trạng bệnh tốt nhất cho bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường

Những thực phẩm người mắc bệnh tiểu đường cần kiêng ăn :


Cần tránh những thực phẩm có chứa nhiều cacbohydrate như:

- Rượu: là thứ đồ uống mà các bệnh nhân tiểu đường cần tránh xa, vì rượu kết hợp cùng các loại thức ăn có đường sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh không kiểm soát được.
- Trái cây khô:Tuy chứa chất xơ và dinh dưỡng nhưng lại có lượng đường tự nhiên khá nhiều, cần tránh.

- Đồ ăn nhanh: Làm tăng lượng cholesterol ảnh hưởng xấu đến cơ thể, làm tình trạng bệnh càng xấu hơn

- Gạo trắng: Dù đây là thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn nhưng những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường luôn được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều cơm trong mỗi bữa. Thay vào đó có thể ăn gạo lứt hoặc các ngũ cốc có lợi khác.

- Sữa: có chứa chất béo mà những thành phần này làm giảm đề kháng isulin, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Có thể thay thế bằng sữa ít béo, không đường.

- Ngoài ra nên tránh các thực phẩm như nước trái cây, thịt mỡ,…

 


Người mắc bệnh tiểu đường Ăn kiêng như thế nào?



- Thực phẩm cấm: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.



- Thực phẩm hạn chế: Cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì...), bánh bích qui, trái cây ngọt.


- Thực phẩm không hạn chế: Thịt, tôm, cá, cua, mắm, rau, tất cả các loại đậu. 



Các thực phẩm như trái cây (nhất là lê, táo), rau, đậu, ngũ cốc có thể cung cấp cho cơ thể một lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể) điều đó sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom kiểm soát lượng đường trong máu.



Ở bệnh nhân tiểu đường, đường huyết thường tăng cao sau bữa ăn. Vì thế nên cho bệnh nhân ăn nhiều lần và phân bố lượng calo mỗi bữa cho thích hợp.



Trường hợp đang dùng thuốc hạ đường huyết thì nên ăn trước khi ngủ hay thêm bữa vào những bữa ăn chính.



Các thực phẩm giàu chất xơ sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường. Chất xơ cũng còn có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật, thường có trong cám ngũ cốc, khoai tây, rau xanh, trái cây nhất là các loại họ đậu. 


Vì thế người ta khuyên nên ăn gạo không chà kỹ quá. Nên hạn chế rượu vì rượu có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.

1 nhận xét:

  1. Bài viết hay mà chỉ giải quyết dc cái ngọn. Còn cái gốc vấn đề sao k thấy nhắc tới?

    Trả lờiXóa

 
Copyright © . Bệnh Tiểu Đường - Posts · Comments
Theme Template by Lô Hội